
Tháng 10/2023, anh Quyền, 37 tuổi, ở quận Hà Đông, dừng công việc hơn 10 năm trong ngành game để chuyên tâm làm gốm. Anh chọn gốm mộc, để tạo hình động vật hoang dã - niềm đam mê từ thời sinh viên.
"Những tác phẩm tôi đã thực hiện như 'tê giác cuối cùng ở Việt Nam' hay 'hai mẹ con Sao La'. Tôi muốn tái hiện chúng qua gốm mộc để hình ảnh các loài vật này tồn tại lâu hơn trong ký ức mọi người, không chỉ là dữ liệu khô khan", anh Quyền nói.
Gốm mộc là một loại gốm truyền thống của Việt Nam làm từ đất sét màu nâu sẫm, không sử dụng men và được nung bằng lò thủ công như lò củi, lò trấu nên có vẻ ngoài mộc mạc gần gũi với môi trường. Các sản phẩm gốm mộc sau khi được nung lò vẫn giữ nguyên màu sắc tự nhiên của đất.
Tháng 10/2023, anh Quyền, 37 tuổi, ở quận Hà Đông, dừng công việc hơn 10 năm trong ngành game để chuyên tâm làm gốm. Anh chọn gốm mộc, để tạo hình động vật hoang dã - niềm đam mê từ thời sinh viên.
"Những tác phẩm tôi đã thực hiện như 'tê giác cuối cùng ở Việt Nam' hay 'hai mẹ con Sao La'. Tôi muốn tái hiện chúng qua gốm mộc để hình ảnh các loài vật này tồn tại lâu hơn trong ký ức mọi người, không chỉ là dữ liệu khô khan", anh Quyền nói.
Gốm mộc là một loại gốm truyền thống của Việt Nam làm từ đất sét màu nâu sẫm, không sử dụng men và được nung bằng lò thủ công như lò củi, lò trấu nên có vẻ ngoài mộc mạc gần gũi với môi trường. Các sản phẩm gốm mộc sau khi được nung lò vẫn giữ nguyên màu sắc tự nhiên của đất.

Quá trình tạo một tác phẩm hoàn chỉnh cần 6 công đoạn, bắt đầu từ ký họa trên giấy, đòi hỏi nghiên cứu giải phẫu, hành vi, tập tính của từng loài; quan sát tỉ mỉ chi tiết lông, kết cấu gương mặt, nếp nhăn trên da.
Với những loài trong sách đỏ hoặc hiếm gặp ngoài đời, chỉ có ảnh chụp từ "bẫy ảnh", anh Quyền tìm hiểu thông tin, cố gắng mường tượng từ nhiều góc độ để phác họa chính xác nhất.
Quá trình tạo một tác phẩm hoàn chỉnh cần 6 công đoạn, bắt đầu từ ký họa trên giấy, đòi hỏi nghiên cứu giải phẫu, hành vi, tập tính của từng loài; quan sát tỉ mỉ chi tiết lông, kết cấu gương mặt, nếp nhăn trên da.
Với những loài trong sách đỏ hoặc hiếm gặp ngoài đời, chỉ có ảnh chụp từ "bẫy ảnh", anh Quyền tìm hiểu thông tin, cố gắng mường tượng từ nhiều góc độ để phác họa chính xác nhất.

Tiếp đến là nặn đất tạo hình. Bước này cần vuốt, nặn, tạo các đường vân để tái hiện bộ lông chim mềm mại hay lớp da có nếp gấp của voi, tê giác, sư tử, hổ.
Tuy nhiên với yêu cầu tạo hình phức tạp, đòi hỏi hỗn hợp đất sét phù hợp, anh Quyền phải đến làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh) nghiên cứu chất đất, kết hợp tài liệu nước ngoài để tạo ra hỗn hợp đất riêng đáp ứng công việc của mình.
Tiếp đến là nặn đất tạo hình. Bước này cần vuốt, nặn, tạo các đường vân để tái hiện bộ lông chim mềm mại hay lớp da có nếp gấp của voi, tê giác, sư tử, hổ.
Tuy nhiên với yêu cầu tạo hình phức tạp, đòi hỏi hỗn hợp đất sét phù hợp, anh Quyền phải đến làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh) nghiên cứu chất đất, kết hợp tài liệu nước ngoài để tạo ra hỗn hợp đất riêng đáp ứng công việc của mình.

Thời gian đầu sản phẩm đưa vào lò nung liên tục bị nổ, nứt vỡ hoặc biến dạng, buộc anh làm lại nhiều lần. Anh Quyền kiên trì với gốm mộc vì chất liệu này thân thiện môi trường, cổ xưa và trường tồn, giống như sự sống của mỗi loài vật.
"Hỏng thì làm lại, đến khi nào thuần thục, ra được sản phẩm ưng ý, thổi hồn được cho tác phẩm mới dừng lại", anh kể.
Sau sáu tháng nghiên cứu, anh tìm ra công thức trộn đất phù hợp.
Thời gian đầu sản phẩm đưa vào lò nung liên tục bị nổ, nứt vỡ hoặc biến dạng, buộc anh làm lại nhiều lần. Anh Quyền kiên trì với gốm mộc vì chất liệu này thân thiện môi trường, cổ xưa và trường tồn, giống như sự sống của mỗi loài vật.
"Hỏng thì làm lại, đến khi nào thuần thục, ra được sản phẩm ưng ý, thổi hồn được cho tác phẩm mới dừng lại", anh kể.
Sau sáu tháng nghiên cứu, anh tìm ra công thức trộn đất phù hợp.

Thách thức lớn nhất, theo anh Quyền là thổi hồn cho tác phẩm, sao cho mỗi con vật đều toát lên sự sống động từ ánh mắt, biểu cảm đến dáng vẻ. Nhiều mẫu tốn vài tuần để hoàn thiện vì phải làm đến khi ưng ý.
Thách thức lớn nhất, theo anh Quyền là thổi hồn cho tác phẩm, sao cho mỗi con vật đều toát lên sự sống động từ ánh mắt, biểu cảm đến dáng vẻ. Nhiều mẫu tốn vài tuần để hoàn thiện vì phải làm đến khi ưng ý.
Sau khi tạo hình, tác phẩm được phơi khô, xử lý bề mặt rồi nung ở nhiệt độ 1.150-1.200 độ C.
Cuối cùng là trưng bày thành phẩm trên đế đá hoặc gỗ lũa, tùy đặc điểm từng loài.

Không chỉ tạo hình, anh Quyền còn tìm hiểu sâu về câu chuyện từng loài, nhất là những con vật trong sách đỏ hoặc đã tuyệt chủng. Mỗi tác phẩm vì thế ẩn chứa một câu chuyện, như mẹ con hà mã hay voi Banang ở công viên Thủ Lệ, lợn rừng, hươu sao, cho đến tê giác Java - loài đã tuyệt chủng tại Việt Nam từ năm 2010.
Không chỉ tạo hình, anh Quyền còn tìm hiểu sâu về câu chuyện từng loài, nhất là những con vật trong sách đỏ hoặc đã tuyệt chủng. Mỗi tác phẩm vì thế ẩn chứa một câu chuyện, như mẹ con hà mã hay voi Banang ở công viên Thủ Lệ, lợn rừng, hươu sao, cho đến tê giác Java - loài đã tuyệt chủng tại Việt Nam từ năm 2010.

Sau hơn một năm, anh Tống Vương Quyền đã tạo ra nhiều tác phẩm về động vật khác nhau, từ kích thước nhỏ như ốc sên, chim sẻ đến lớn như lợn bướu châu Phi, tê giác, hổ, voi, sư tử.
Các tác phẩm gốm độc bản của anh thu hút sự chú ý của giới sưu tầm từ Việt Nam cho đến Pháp, Australia, Canada. Giá bán tác phẩm dao động từ vài trăm nghìn đồng đến 70 triệu đồng.
Sau hơn một năm, anh Tống Vương Quyền đã tạo ra nhiều tác phẩm về động vật khác nhau, từ kích thước nhỏ như ốc sên, chim sẻ đến lớn như lợn bướu châu Phi, tê giác, hổ, voi, sư tử.
Các tác phẩm gốm độc bản của anh thu hút sự chú ý của giới sưu tầm từ Việt Nam cho đến Pháp, Australia, Canada. Giá bán tác phẩm dao động từ vài trăm nghìn đồng đến 70 triệu đồng.
Tác phẩm lợn bướu châu Phi được anh Quyền thực hiện năm 2024.
Tác phẩm gốm mộc hai mẹ con Sao La ở dãy Trường Sơn.

Anh Quyền đang chuẩn bị cho triển lãm cá nhân "100 loài động vật hoang dã", dự kiến kéo dài 2-3 năm do quá trình chế tác công phu, cần nhiều thời gian nghiên cứu.
Đầu tháng 4 vừa qua, người đàn ông 37 tuổi đã hợp tác với Tổ chức Bảo vệ động vật châu Á (Animals Asia). Anh bày tỏ mong muốn đồng hành cùng các tổ chức bảo vệ động vật trong nước và quốc tế, thông qua các tác phẩm của mình để đấu giá gây quỹ, triển lãm và lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật.
"Qua các tác phẩm, tôi muốn mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp chân thực của động vật tự nhiên, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ chúng và môi trường sống. Đừng để chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn những loài vật từng tồn tại qua các mô hình", anh Quyền bày tỏ.
Anh Quyền đang chuẩn bị cho triển lãm cá nhân "100 loài động vật hoang dã", dự kiến kéo dài 2-3 năm do quá trình chế tác công phu, cần nhiều thời gian nghiên cứu.
Đầu tháng 4 vừa qua, người đàn ông 37 tuổi đã hợp tác với Tổ chức Bảo vệ động vật châu Á (Animals Asia). Anh bày tỏ mong muốn đồng hành cùng các tổ chức bảo vệ động vật trong nước và quốc tế, thông qua các tác phẩm của mình để đấu giá gây quỹ, triển lãm và lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật.
"Qua các tác phẩm, tôi muốn mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp chân thực của động vật tự nhiên, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ chúng và môi trường sống. Đừng để chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn những loài vật từng tồn tại qua các mô hình", anh Quyền bày tỏ.

Nga Thanh - Quỳnh Nguyễn