Thứ sáu, 8/11/2024
Thứ năm, 11/6/2020, 08:00 (GMT+7)

Học sinh miền núi Quảng Nam với niềm vui lần đầu uống sữa

Trong giờ ra chơi, học sinh xếp hàng chờ đến lượt mình lấy sữa mang về chỗ ngồi uống trong tiếng cười vui vẻ.

Từ ngày 1/6, hơn 33.000 học sinh ở 6 huyện núi tỉnh Quảng Nam được thụ hưởng chương trình sữa học đường. Với kinh phí 42 tỷ đồng cho giai đoạn đầu lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh và mức hỗ trợ 25% của Vinamilk trên đơn giá dự thầu, các em học sinh sẽ được uống sữa mỗi ngày mà uống sữa miễn phí, phụ huynh không phải đóng góp thêm bất cứ khoản chi phí nào. 

Giờ uống sữa tại một trường mầm non của Nam Giang, huyện miền núi với đa số dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số.

Hàng ngày khi đến trường, học sinh tiểu học và trẻ mầm non đều được uống một hộp sữa 180ml do Vinamilk cung cấp, có chất lượng theo các qui định và tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Với nhiều em nhỏ tại các huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam), việc được uống sữa hàng ngày còn xa xỉ vì điều kiện kinh tế của các gia đình ở đây rất khó khăn.

Cô giáo Zơ Râm Thị Bích, Giáo viên trường mầm non A Vương, huyện Tây Giang cho hay, nhiều học sinh dân tộc thiểu số, gia đình còn khó khăn, đến trường nhiều khi còn chưa được ăn sáng, sữa lại càng không có, giờ được uống sữa trong chương trình tài trợ nên rất vui. “Các em được uống sữa sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và phát triển cơ thể”, giáo viên chia sẻ.

Tại trường tiểu học Kim Đồng (huyện Bắc Trà My), trong giờ ra chơi, giáo viên sẽ nhận sữa và đưa về các nhận về lớp học. Học sinh trật tự xếp hàng chờ đến lượt mình để lấy sữa uống.

Một học sinh ở huyện miền núi Bắc Trà My uống sữa trong giờ ra chơi.

Với các vitamin và khoáng chất có trong sữa, việc uống sữa mỗi ngày khi đến lớp sẽ giúp các em học sinh có thêm năng lượng, dinh dưỡng để học tập, vui chơi và về lâu dài sẽ giúp nâng cao thể lực, thể trạng, phát triển trí tuệ.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương chi 110 tỷ đồng cấp Sữa học đường từ 2020 đến 2022. “Học sinh các huyện miền núi nơi đây chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện phát triển thể chất của các em còn nhiều hạn chế do thiếu dinh dưỡng”, ông nói. Theo ông Bửu, Sữa học đường là một chương trình có ý nghĩa với đồng bào dân tộc miền núi. Việc đầu tư dinh dưỡng vào đối tượng trẻ em độ tuổi mẫu giáo, tiểu học góp phần đem lại tầm vóc mới cho học sinh vùng cao.

Trong giai đoạn đầu Quảng Nam dành cho chương trình gần 42 tỷ đồng, tương đương 5.478.680 hộp sữa với đơn vị đồng hành cùng triển khai là Vinamilk. Chương trình Sữa học đường đến với trẻ em Quảng Nam đúng vào thời điểm các em đi học sau “kỳ nghỉ dài” vì Covid-19 sẽ , góp phần bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường sức khỏe.

Sơn Thủy