Năm nay, Thành phố Bà Rịa Vũng Tàu là nơi tổ chức đăng cai kì thi Olympic 30-4 nhưng vì ở đây không dạy tiếng Pháp nên ban tổ chức đề nghị bỏ môn tiếng Pháp. Câu hỏi đặt ra là quyền lợi còn môn tiếng Pháp ở các tỉnh phía Nam khác thì sao? Những học sinh học môn tiếng Pháp sẽ ra sao trong khi họ đang trông chờ kì thi này?
Thật là một sự bất công. Ở Việt Nam, nước Pháp đã có một số ưu đãi dành cho những lớp học tiếng Pháp. Họ cung cấp các thiết bị dạy học cho các lớp song ngữ trong khi học tiếng Anh, thiết bị học là do quỹ của trường. Nếu bỏ Tiếng Pháp thì tại sao lại nhận những thiết bị ấy? Thật bất bình, tiếng nào mà chẳng quan trọng?
![]() |
Ảnh: Internet |
Học sinh học tiếng Pháp cũng có nhiều thuận lợi trong việc đi du học cũng như trong việc học. Những học sinh học tiếng Pháp khi học thêm tiếng Anh sẽ thuận tiện hơn nhiều so với những học sinh học tiếng Anh rồi mới học sang tiếng Pháp.
Một vấn đề nữa xin đặt ra ở đây là: Vũng Tàu không tổ chức đăng cai có phải là vì thành tích bởi vì sợ tỉnh mình không có giải môn tiếng Pháp hay không?
Không những chỉ có kỳ thi Olympic 30-4 sắp tới đây không tổ chức thi môn tiếng Pháp mà còn các trường Đại học dành cho khối thi tiếng Pháp D3 cũng rất hạn chế.
Chỉ có ở ngoài Hà Nội mới có nhiều trường đại học hơn dành cho khối D3 còn các tỉnh phía Nam thì không. Vì vậy nếu học sinh học tiếng Pháp ở các tỉnh phía Nam thì sao, không lẽ ra tận Hà Nội để thi thì quá tốn kém, chưa kể đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Ở TP Hồ Chí Minh, chỉ có khoảng một số trường dành cho D3: Đại học KHXH-NV, Đại học Hùng Vương, Đại học Hoa Sen... Lấy ví dụ trường ĐH Ngoại Thương, "Ngoại Thương" tức là ưu tiên cho những học sinh giỏi ngoại ngữ và biết nhiều ngoại ngữ.
Trường Ngoại Thương ở Hà Nội có tuyển tiếng Pháp vậy thì sao trường Ngoại thương ở TP HCM chỉ ưu tiên cho tiếng Anh? Những học sinh học tiếng Pháp hiện nay cảm thấy rất hụt hẫng khi thấy ngôn ngữ mà mình học từ nhỏ dần chết, không có một chút ưu tiên nào.
Các em học sinh học song ngữ tiếng Pháp phải học từ năm lớp 1, mỗi ngày học 2 buổi, học đến lớp 12 ra trường mà chỉ thi được vào một số trường Đại học ở TP HCM, phải nói là quá hụt hẫng.
Họ sẽ nghĩ rằng học tiếng Pháp 12 năm liền như vậy thì bỏ hết công sức mà chẳng thu được kết quả như họ mong muốn, thậm chí hiện nay có nhiều học sinh song ngữ tình nguyện bỏ khối D3 của mình để dự thi vào các khối khác nhằm tìm cho mình một trường đại học vừa ý. Vậy có bất công lắm không?
Mong rằng qua bài viết này chúng tôi, những người học tiếng Pháp có thể lên tiếng để kêu cứu cho môn tiếng Pháp. Mong các bộ ngành hãy ưu tiên nhiều hơn cho học sinh học tiếng Pháp và mong rằng có nhiều Trường ĐH dành cho tiếng Pháp đặc biệt trường ĐH Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh.
VDanh