Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhận định trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc tạm dừng đến trường là cần thiết để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho học sinh. Tuy nhiên, không được đi học trực tiếp cũng là một thiệt thòi cho các em, nhất là lứa học sinh sinh năm 2004. Các em thi đại học trong năm tới nhưng không được thầy cô định hướng lộ trình học ôn thi chi tiết và hiệu quả.
"Khi tự nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo tại nhà, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa kiến thức theo từng phần, chương, môn học và luyện tập các kỹ năng. Điều này khiến việc ôn tập của các em trở nên thiếu hiệu quả", thầy Tuấn nói.
Bên cạnh đó, việc tự ôn luyện tại nhà không có sự giúp đỡ của thầy cô, trao đổi với bạn bè sẽ khiến các em khó nhận ra điểm yếu của bản thân, không biết học như thế nào là đúng và đủ, từ đó, gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng.
Để giải quyết vấn đề trên, nhiều trường sử dụng hình thức dạy học online. Tuy nhiên, quá trình học ôn của học sinh vẫn gặp một số khó khăn, chưa đạt hiệu quả cao như: thầy cô không thể theo sát, lên lộ trình chi tiết cho từng em do lớp học đông; tham gia nhiều ca trong thời gian dài thông qua thiết bị điện tử khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi...
Ngoài ra, kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua diễn ra đúng thời điểm Covid-19 dẫn đến nhiều thay đổi đột xuất. Học sinh sinh năm 2004 và gia đình cũng cần chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi của kỳ thi sang năm.
Theo thầy Tuấn, trong thời gian này, học sinh nên tiến hành học và ôn luyện trực tuyến, bởi hình thức này giúp quá trình học liền mạch, không bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Một số khóa học còn có tính năng thu lại bài giảng, tạo điều kiện để học sinh có thể tham gia bất cứ lúc nào, nơi đâu. "Các em có thể tìm hiểu thông tin các khóa học đó thông qua mạng Internet, ví dụ như khóa học GPPEN trên nền tảng học trực tuyến hocmai.vn", thầy Tuấn nhấn mạnh.
Sau khi lựa chọn khóa học có uy tín, thầy lưu ý học sinh nên thực hiện hai bước cơ bản sau để tự học và ôn tập hiệu quả:
Bước 1: Học và hệ thống lại toàn bộ kiến thức; bổ sung những phần kiến thức bị hổng, nắm chắc nội dung bài từ cơ bản đến nâng cao; làm lại tất cả các ví dụ, dạng bài ghi chép trong bài giảng của thầy cô.
Bước 2: Mở rộng phần kiến thức mới; xâu chuỗi các phần đã học; áp dụng những nội dung đó để luyện thành thục mọi dạng bài xuất hiện trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề luyện thi...
Theo thầy Tuấn, học sinh sinh năm 2004 nên chủ động đọc và học trước chương trình trong sách giáo khoa từ ngay bây giờ để có nhiều thời gian ôn luyện hơn, tránh áp lực học dồn. Ngoài ra, các em cũng nên trau dồi thêm một số kỹ năng như tập trung, ghi nhớ sâu, tư duy nhanh, liên kết các phần kiến thức...
Trong thời gian này, sĩ tử cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh tình trạng "cày đêm" ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý.
Thiên Minh
Ảnh: HOCMAI