Học lập trình thì điều cốt yếu là học:
- Lập Thuật toán để giải quyết vấn đề (nhập dữ liệu; xử lý dữ liệu; Kết xuất dữ liệu - kết quả, Lưu trữ dữ liệu).
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết lệnh cho máy tính thực thi.
- Kiểm tra kết quả.
Bởi vậy các khoa CNTT trong các trường đại học chủ yếu giảng lý thuyết về Thuật toán, Database... Phần kỹ năng lập trình và ngôn ngữ lập trình thì sinh viên phải tự học và rèn luyện là chính. Đương nhiên sinh viên ngành CNTT phải tự học sử dụng thành thạo máy tính - công cụ chủ yếu của ngành CNTT.
Nếu không có máy tính thì học lập trình trên giấy đâu có gì lạ. Học sinh/sinh viên lập thuật toán trên giấy, viết chương trình trên giấy, tự mình hoặc nhờ thày giáo thực thi tập lệnh đã viết ra để kiểm tra kết quả. Việc này các thế hệ sinh viên "cũ kỹ" như chúng tôi vẫn làm từ những năm 1984 trở về trước. Cách học này tuy vất vả tốn nhiều công sức nhưng cũng rèn luyện cho người học cách tư duy giải quyết vấn đề kỹ càng, trọn vẹn trong các mối tương quan, cẩn trọng, tỉ mỉ chính xác rất ít khi bị lỗi khi chạy thật trên máy và áp dụng vào thực tiễn.
Ngày nay máy tính đã rất phổ biến nên nhiều người học lập trình có thể sử dụng luôn máy tính để viết, dịch và chạy thử chương trình phần mềm trên máy vi tính sẽ thuận tiện hơn.
Sự học có nhiều con đường nhưng không có con đường riêng giành cho vua chúa!