Viêm gan virus B là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất khó điều trị. Bệnh dễ gây xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh về gan mật. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm 10-20% tổng dân số. Việc tiêm phòng vắc xin hiện được coi là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa căn bệnh này.
Tuy nhiên, với những người đã mắc bệnh, nhất là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, việc điều trị trở nên khó khăn vì phải dùng thuốc đặc hiệu. Những thuốc này thường rất đắt tiền, phải sử dụng kéo dài để duy trì sự ức chế siêu vi. Hiệu quả cũng chỉ đạt 30-40%, khi ngừng thuốc có thể tái phát bệnh, thường gây tác dụng phụ. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc mới là nhu cầu thiết yếu, nhất là các thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự thực hiện cho thấy hoạt chất mới trong cây cà gai leo (tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae), có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật. Glycoalkaloid được thử nghiệm trên người bệnh tình nguyện, không có tác dụng phụ. Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm gan B thể hoạt động cho thấy có tác dụng khả quan.
Ngoài nghiên cứu của Tiến sĩ Thu, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Mùi, Nguyên Giám đốc kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, bệnh viện Quân Y 103 cũng kết hợp với Viện Dược Liệu TW nghiên cứu những cây thuốc để điều trị viêm gan virus. Trên lâm sàng, cây cà gai leo cho tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. Theo đó, các kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 đối với 90 bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động tại 3 cơ sở Viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Quân y 354 đều cho kết quả tốt, phù hợp với kết quả thu được ở giai đoạn 2. Giai đoạn 3 cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của HBV sau hai tháng điều trị.
"Tính tới thời điểm hiện tại, cà gai leo là dược liệu được kiểm chứng lâm sàng kỹ lưỡng nhất trên bệnh nhân viêm gan virus mãn tính thể hoạt động. Kết quả cũng khả quan. Theo những thí nghiệm trên người bệnh viêm gan, đến 66,7% đã giảm các triệu chứng nhờ các tác dụng giúp giảm nhanh những triệu chứng như: vàng da, mệt mỏi, nước tiểu vàng, niêm mạc vàng, đau hạ sườn…", GS.TS Nguyễn Văn Mùi cho biết thêm.
Tuy nhiên, hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B tôt nhất khi kết hợp với cây mật nhân (còn gọi bá bệnh hay mật nhơn, mật gấu). Các nhà khoa học nhận định cà gai leo và mật nhân có thể làm âm tính HBsAg và giảm nồng độ virus trong máu mạnh nhiều khả năng là do kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể (sản sinh các Cytokin giúp loại bỏ virus).
Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên 33 bệnh nhân viêm gan B mạn tính dùng chế phẩm Giải độc gan Tuệ Linh có thành phần là cao cà gai leo kết hợp cao cây mật nhân cho thấy sau 2 tháng sử dụng, 60,6% bệnh nhân đã giảm được nồng độ virus từ 100 đến 1 triệu lần. Ngoài ra, 6 bệnh nhân có nồng độ virus trong máu đã về dưới ngưỡng phát hiện và 37,5% bệnh nhân xuất hiện chuyển đảo huyết thanh HBeAg. Sau sáu tháng có 6,1% bệnh nhân có HBsAg âm tính.
Phương Thảo