Tháng 3 hàng năm những cây hoa ban lại nở rộ trong bản Tìa Mông (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông) bên cạnh đường quốc lộ. Dọc tuyến đường tỉnh lộ 130 này có hàng chục cây ban với tán lớn đang khoe sắc.
Tháng 3 hàng năm những cây hoa ban lại nở rộ trong bản Tìa Mông (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông) bên cạnh đường quốc lộ. Dọc tuyến đường tỉnh lộ 130 này có hàng chục cây ban với tán lớn đang khoe sắc.
Rừng ban trắng ở bản Chiêu Ly, huyện Mường Chà. Huyện vùng cao biên giới này nằm ở phía tây bắc của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 50 km.
Rừng ban trắng ở bản Chiêu Ly, huyện Mường Chà. Huyện vùng cao biên giới này nằm ở phía tây bắc của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 50 km.
Hoa ban không có hương quá đậm nhưng có vị, mỗi hoa có 4 - 5 cánh, nhị màu hồng, gân tím.
Trong tâm thức đồng bào Tây Bắc, hoa ban trắng gắn với truyện cổ tích về mối tình thủy chung giữa nàng Ban và chàng Khum. Tương truyền, vùng Tây Bắc có một cô gái tên Ban. Cô vừa đẹp người đẹp nết, lại có giọng hát hay, khiến không ít chàng trai xiêu lòng. Nhưng nàng Ban một lòng một dạ với Khum, chàng trai giỏi săn bắn và làm nương.
Cha của Ban chê Khum nghèo và quyết gả cô cho con trai của Tạo bản - một nhà giàu có. Nghe cha bàn chuyện hôn lễ, nàng Ban bỏ đi tìm người yêu, nhưng lúc này chàng Khum đang phải đi xa. Nàng bèn buộc chiếc khăn piêu vào cầu thang nhà Khum rồi trèo đèo vượt suối tìm chàng.
Cuối cùng, nàng Ban chết vì kiệt sức - nơi nàng gục xuống mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân. Người ta gọi cây này là hoa ban trắng và coi đó là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ. Còn chàng Khum về nhà thấy người yêu đã bỏ đi, bèn tìm khắp núi rừng. Cuối cùng, chàng cũng kiệt sức mà chết, hoá thành con chim lẻ loi. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi da diết…
Trong tâm thức đồng bào Tây Bắc, hoa ban trắng gắn với truyện cổ tích về mối tình thủy chung giữa nàng Ban và chàng Khum. Tương truyền, vùng Tây Bắc có một cô gái tên Ban. Cô vừa đẹp người đẹp nết, lại có giọng hát hay, khiến không ít chàng trai xiêu lòng. Nhưng nàng Ban một lòng một dạ với Khum, chàng trai giỏi săn bắn và làm nương.
Cha của Ban chê Khum nghèo và quyết gả cô cho con trai của Tạo bản - một nhà giàu có. Nghe cha bàn chuyện hôn lễ, nàng Ban bỏ đi tìm người yêu, nhưng lúc này chàng Khum đang phải đi xa. Nàng bèn buộc chiếc khăn piêu vào cầu thang nhà Khum rồi trèo đèo vượt suối tìm chàng.
Cuối cùng, nàng Ban chết vì kiệt sức - nơi nàng gục xuống mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân. Người ta gọi cây này là hoa ban trắng và coi đó là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ. Còn chàng Khum về nhà thấy người yêu đã bỏ đi, bèn tìm khắp núi rừng. Cuối cùng, chàng cũng kiệt sức mà chết, hoá thành con chim lẻ loi. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi da diết…
Hoa ban đã đi vào đời sống, tâm linh, phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo của người Thái ở Tây Bắc, giúp cộng đồng gắn bó đoàn kết.
Hoa ban đã đi vào đời sống, tâm linh, phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo của người Thái ở Tây Bắc, giúp cộng đồng gắn bó đoàn kết.
Hoa nở mỗi năm một lần, bắt đầu nở vào giữa tháng 2, sang tháng 3 thì nở rộ. Mùa hoa ban là thời điểm để giới nhiếp ảnh từ khắp nơi tìm về sáng tác.
Hoa nở mỗi năm một lần, bắt đầu nở vào giữa tháng 2, sang tháng 3 thì nở rộ. Mùa hoa ban là thời điểm để giới nhiếp ảnh từ khắp nơi tìm về sáng tác.
Rừng hoa ban trắng ẩn hiện trong màn sương mù của những ngày cuối đông ở tỉnh miền núi Tây Bắc. Các huyện nhiều hoa ban rừng nhất phải kể đến Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa…
Rừng hoa ban trắng ẩn hiện trong màn sương mù của những ngày cuối đông ở tỉnh miền núi Tây Bắc. Các huyện nhiều hoa ban rừng nhất phải kể đến Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa…
Đồng bào người Mông nơi đây sẻ dọc núi làm đường mòn qua cánh rừng hoa ban để canh tác nương rẫy.
Việt Linh - Ngọc Thành