Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hiện đã hoàn thiện hơn 95%.
Công trình xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, Quỳ Hợp (Nghệ An). Lòng hồ rộng 25 km2, chủ yếu nằm tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa).
Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An, sức chứa 225 triệu m3 nước. Hồ sẽ phục vụ tưới tiêu cho hơn 18.800 ha đất nông nghiệp ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa và 3 xã của huyện Anh Sơn; cấp nước về sông Cả vào mùa hạn 23 m3/giây; cắt giảm lũ vào mùa mưa.
Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hiện đã hoàn thiện hơn 95%.
Công trình xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, Quỳ Hợp (Nghệ An). Lòng hồ rộng 25 km2, chủ yếu nằm tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa).
Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An, sức chứa 225 triệu m3 nước. Hồ sẽ phục vụ tưới tiêu cho hơn 18.800 ha đất nông nghiệp ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa và 3 xã của huyện Anh Sơn; cấp nước về sông Cả vào mùa hạn 23 m3/giây; cắt giảm lũ vào mùa mưa.
Theo thiết kế, đập chính bằng bê tông dài 221 m, cao hơn 45 m. Tràn xã lũ gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 75 m.
Dự án khởi công năm 2009, song giai đoạn 2011-2016 bị tạm dừng do không cân đối đủ vốn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang kiến nghị với Chính phủ bổ sung hơn 1.500 tỷ đồng để hoàn chỉnh toàn bộ cụm công trình đầu mối, bao gồm cả phần giải phóng mặt bằng, đưa công trình hồ thủy lợi vào hoạt động trong năm 2023.
Theo thiết kế, đập chính bằng bê tông dài 221 m, cao hơn 45 m. Tràn xã lũ gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 75 m.
Dự án khởi công năm 2009, song giai đoạn 2011-2016 bị tạm dừng do không cân đối đủ vốn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang kiến nghị với Chính phủ bổ sung hơn 1.500 tỷ đồng để hoàn chỉnh toàn bộ cụm công trình đầu mối, bao gồm cả phần giải phóng mặt bằng, đưa công trình hồ thủy lợi vào hoạt động trong năm 2023.
Bên mỗi tràn xả lũ đều bố trí tai van, dùng để lắp cửa van cung, có chức năng đóng xả lũ. Hiện nay công trình chưa lắp cánh cửa do ngưỡng tràn chưa đổ đến cao trình thiết kế. Cao trình tối đa + 63,6 m, nay mới đạt + 55 m.
Cầu thang sắt bên hông tràn xả lũ được bố trí để cho cán bộ, công nhân làm nhiệm vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng cối quay cửa van.
Bên mỗi tràn xả lũ đều bố trí tai van, dùng để lắp cửa van cung, có chức năng đóng xả lũ. Hiện nay công trình chưa lắp cánh cửa do ngưỡng tràn chưa đổ đến cao trình thiết kế. Cao trình tối đa + 63,6 m, nay mới đạt + 55 m.
Cầu thang sắt bên hông tràn xả lũ được bố trí để cho cán bộ, công nhân làm nhiệm vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng cối quay cửa van.
Hệ thống đường ray được lắp ở đường quản lý vận hành đỉnh đập, phục vụ công tác vận hành và sửa chữa các thiết bị tại hồ.
Hệ thống đường ray được lắp ở đường quản lý vận hành đỉnh đập, phục vụ công tác vận hành và sửa chữa các thiết bị tại hồ.
Anh Đào Văn Chương, 25 tuổi, công nhân cơ khí đang lắp đặt đinh ốc tại khu vực cần cẩu. Cần cẩu trục phục vụ công tác sửa chữa, nếu hồ gặp sự cố thì thiết bị này sẽ hỗ trợ đưa công nhân đến đúng vị trí để khắc phục.
Anh Đào Văn Chương, 25 tuổi, công nhân cơ khí đang lắp đặt đinh ốc tại khu vực cần cẩu. Cần cẩu trục phục vụ công tác sửa chữa, nếu hồ gặp sự cố thì thiết bị này sẽ hỗ trợ đưa công nhân đến đúng vị trí để khắc phục.
Hành lang quan trắc dài 285 m, giống một đường hầm đi xuyên hệ thống đập chính. Hạng mục này có thắp hệ thống chiếu sáng để cán bộ quản lý kiểm tra, theo dõi việc vận hành.
Hành lang quan trắc dài 285 m, giống một đường hầm đi xuyên hệ thống đập chính. Hạng mục này có thắp hệ thống chiếu sáng để cán bộ quản lý kiểm tra, theo dõi việc vận hành.
Đường ống dẫn nước đường kính 3 m, dài 993 m, nối từ cửa lấy nước ra nhà van côn đang được lắp ghép. Hạng mục này dẫn nước tưới tiêu cho hạ du tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa.
Đường ống dẫn nước đường kính 3 m, dài 993 m, nối từ cửa lấy nước ra nhà van côn đang được lắp ghép. Hạng mục này dẫn nước tưới tiêu cho hạ du tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa.
Anh Hồ Nam, 36 tuổi, đang hàn liên kết ở phần phía trong đường ống. Lúc cao điểm, công trường có hơn 1.200 người tham gia làm việc.
Anh Hồ Nam, 36 tuổi, đang hàn liên kết ở phần phía trong đường ống. Lúc cao điểm, công trường có hơn 1.200 người tham gia làm việc.
Tại hồ chứa nước Bản Mồng được xây thêm một nhà máy thủy điện 45 MW nằm ở giữa đập, nay gần hoàn thành, do Tổng công ty Cơ điện, xây dựng NN và Thuỷ lợi - AGRIMECO làm chủ đầu tư. Nhà máy khi đi vào sử dụng sẽ phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia.
Tại hồ chứa nước Bản Mồng được xây thêm một nhà máy thủy điện 45 MW nằm ở giữa đập, nay gần hoàn thành, do Tổng công ty Cơ điện, xây dựng NN và Thuỷ lợi - AGRIMECO làm chủ đầu tư. Nhà máy khi đi vào sử dụng sẽ phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia.
Cột thủy chí dùng để đo mực nước tại hồ đã hoàn thành. Ngoài cột đo thủ công, chủ đầu tư đang lắp các hệ thống quan trắc tự động để việc quan sát cao trình nước được thuận lợi hơn.
Cột thủy chí dùng để đo mực nước tại hồ đã hoàn thành. Ngoài cột đo thủ công, chủ đầu tư đang lắp các hệ thống quan trắc tự động để việc quan sát cao trình nước được thuận lợi hơn.
Tại ta luy dương của mái kênh dẫn dòng, đơn vị thi công phải dùng hệ thống nhựa từ nước ngoài về, sau đó đổ đất lên để trồng cỏ.
Tại ta luy dương của mái kênh dẫn dòng, đơn vị thi công phải dùng hệ thống nhựa từ nước ngoài về, sau đó đổ đất lên để trồng cỏ.
Đầu tháng 1, hàng chục công nhân đang hoàn thiện biển chỉ dẫn địa danh hồ Bản Mồng, nhà vọng cảnh, bồn hoa... xung quanh khu vực dự án. Những hạng mục này có ý nghĩa du lịch, là nơi để người dân dừng chân nghỉ ngơi, check-in khi đến làm việc và tham quan tại công trình.
Đại diện chủ đầu tư, ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đánh giá hồ Bản Mồng là công trình thủy lợi đa mục tiêu, phục vụ dân sinh, kinh tế cho toàn bộ miền Tây tỉnh Nghệ An, đặc biệt là hai huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu.
"Qua thời gian bị trì hoãn, đến khi có vốn thì lại bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nên việc thi công cũng gặp một số khó khăn. Chủ đầu tư, nhà thầu, cán bộ, công nhân sau đó đã từng bước khắc phục, đến nay cơ bản mọi thứ đang đi đúng lộ trình", ông Thịnh nói.
Đầu tháng 1, hàng chục công nhân đang hoàn thiện biển chỉ dẫn địa danh hồ Bản Mồng, nhà vọng cảnh, bồn hoa... xung quanh khu vực dự án. Những hạng mục này có ý nghĩa du lịch, là nơi để người dân dừng chân nghỉ ngơi, check-in khi đến làm việc và tham quan tại công trình.
Đại diện chủ đầu tư, ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đánh giá hồ Bản Mồng là công trình thủy lợi đa mục tiêu, phục vụ dân sinh, kinh tế cho toàn bộ miền Tây tỉnh Nghệ An, đặc biệt là hai huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu.
"Qua thời gian bị trì hoãn, đến khi có vốn thì lại bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nên việc thi công cũng gặp một số khó khăn. Chủ đầu tư, nhà thầu, cán bộ, công nhân sau đó đã từng bước khắc phục, đến nay cơ bản mọi thứ đang đi đúng lộ trình", ông Thịnh nói.
Công trường thi công hồ chứa nước Bản Mồng. Video: Hải Hùng
Nguyễn Hải - Đức Hùng