Năm 2010, UBND TP Hà Nội quyết định xây dựng Trạm xử lý nước thải hồ Tây với công suất 15.000 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Năm 2010, UBND TP Hà Nội quyết định xây dựng Trạm xử lý nước thải hồ Tây với công suất 15.000 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Đến năm 2015, thành phố đầu tư trên 300 tỷ đồng xây dựng mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2, đảm bảo công suất cho Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây.
Đến năm 2015, thành phố đầu tư trên 300 tỷ đồng xây dựng mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2, đảm bảo công suất cho Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây.
Theo Ban quản lý hồ Tây, nhiều năm qua khoảng 30 cống hàng ngày xả thải trực tiếp xuống hồ. “Thành phố đã đầu tư nhà máy xử lý nước thải theo hình thức BT, nhằm thu gom toàn bộ nước thải xung quanh hồ Tây và vùng phụ cận để xử lý. Hiện nay nhà máy trong quá trình vận hành thử”, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây Đỗ Hùng Vương cho hay.
Theo Ban quản lý hồ Tây, nhiều năm qua khoảng 30 cống hàng ngày xả thải trực tiếp xuống hồ. “Thành phố đã đầu tư nhà máy xử lý nước thải theo hình thức BT, nhằm thu gom toàn bộ nước thải xung quanh hồ Tây và vùng phụ cận để xử lý. Hiện nay nhà máy trong quá trình vận hành thử”, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây Đỗ Hùng Vương cho hay.
Lãnh đạo Ban quản lý hồ Tây giải thích sự tồn tại của những cống xả ra hồ do "lịch sử để lại".
Cống sau trường THPT Chu Văn An được đánh giá là một trong những cống to có nước thải chảy thẳng ra hồ.
Cống sau trường THPT Chu Văn An được đánh giá là một trong những cống to có nước thải chảy thẳng ra hồ.
Mỗi ngày hồ Tây nhận khoảng 10.000 m3 nước thải sinh hoạt; nước hồ có chỗ đen quánh gây mùi hôi khó chịu về mùa hè. Nguồn nước thải trước khi đổ vào hồ đều ô nhiễm nặng, thể hiện ở các giá trị COD, BOD, phenol…, vượt giới hạn cho phép.
Mỗi ngày hồ Tây nhận khoảng 10.000 m3 nước thải sinh hoạt; nước hồ có chỗ đen quánh gây mùi hôi khó chịu về mùa hè. Nguồn nước thải trước khi đổ vào hồ đều ô nhiễm nặng, thể hiện ở các giá trị COD, BOD, phenol…, vượt giới hạn cho phép.
Lớp bùn đáy hồ Tây có độ dày dao động 0,2-1,5 m, nhiều điểm độ dày bùn đáy hơn 1m như: khu vực gần hồ Vả, câu lạc bộ Hà Nội, cống Đõ, sau trường Chu Văn An, dốc Yên Phụ, Âu Cơ và cống Tàu Bay...
Lớp bùn đáy hồ Tây có độ dày dao động 0,2-1,5 m, nhiều điểm độ dày bùn đáy hơn 1m như: khu vực gần hồ Vả, câu lạc bộ Hà Nội, cống Đõ, sau trường Chu Văn An, dốc Yên Phụ, Âu Cơ và cống Tàu Bay...
Cống điều hòa đối diện số nhà 157 Trích Sài, giúp điều hòa nước giữa hồ Tây và con mương nhỏ trên đường Thụy Khuê, luôn trong tình trạng màu đen, hôi tanh, nổi váng.
Cống điều hòa đối diện số nhà 157 Trích Sài, giúp điều hòa nước giữa hồ Tây và con mương nhỏ trên đường Thụy Khuê, luôn trong tình trạng màu đen, hôi tanh, nổi váng.
Cống xả thải còn nham nhở vữa xi măng nằm sát hồ đoạn gần Công viên nước.
Một miệng cống nằm cạnh Xí nghiệp Môi trường Hồ Tây, số 76 Tô Ngọc Vân.
Theo nhiều chuyên gia, muốn khôi phục môi trường hồ Tây, phải ngăn chặn tình trạng xả thải trực tiếp ra hồ. Chính quyền cần đứng ra làm việc với các bên liên quan để tìm giải pháp cần thiết, buộc các đơn vị có nước thải ra hồ phải đấu nối với dây chuyền thu gom nước thải chung, chuyển về nhà máy xử lý với chi phí phù hợp.
Theo nhiều chuyên gia, muốn khôi phục môi trường hồ Tây, phải ngăn chặn tình trạng xả thải trực tiếp ra hồ. Chính quyền cần đứng ra làm việc với các bên liên quan để tìm giải pháp cần thiết, buộc các đơn vị có nước thải ra hồ phải đấu nối với dây chuyền thu gom nước thải chung, chuyển về nhà máy xử lý với chi phí phù hợp.
Ngọc Thành-Võ Hải