Năm 1971, các kỹ sư địa chất Liên Xô vô tình tạo ra hố lửa khi thăm dò địa hình tại sa mạc Karakum của Turkmenistan. Ảnh: Carters Máy khoan thăm dò đã khoan nhầm một hang ngầm chứa khí gas ở khu vực này, khiến các kỹ sư phải đốt lửa để ngăn chặn quá trình rò rỉ khí metal độc hại. Ảnh: Carters Tuy nhiên, ngọn lửa đã không được dập tắt theo như mong muốn mà tiếp tục cháy kể từ đó cho đến nay. 42 năm qua, hố gas Darvaza được gọi bằng một cái tên mới là "cánh cổng địa ngục". Ảnh: Carters Hố lửa tử thần có đường kính 60m, sâu 20m, nằm ở trung tâm sa mạc Kakarum. Những ngọn lửa trong hố tạo nên một quầng sáng màu vàng lớn, có thể nhìn thấy từ cách đó từ khoảng cách vài km. Ảnh: Carters Vào ban ngày, hố lửa chỉ được nhìn thấy rõ ràng nhất ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, vào ban đêm, ánh sáng từ hố lửa làm sáng rực cả một vùng trời và người quan sát có thể thấy rõ hình ảnh một đám lửa khổng lồ đang cháy bùng giữa sa mạc. Ảnh: Carters Ngày nay, hố lửa trở thành một điểm hấp dẫn với nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Người đầu tiên được ghi nhận là khách du lịch đến thăm nơi này là một người đàn ông Scoland, 57 tuổi, có tên là Kill Keeping. Ảnh: Wikicommons Tổng thống Gurbanguly Berdimuhamedow của Turkmenistan từng tới sa mạc Karakum vào năm 2010 và ra lệnh lấp hố lửa để đảm bảo an toàn cho các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, cho đến nay, hố lửa vẫn tồn tại giữa sa mạc Kakarum. Ảnh: Carters Hố lửa khổng lồ nằm gần làng Derweze, cách thủ đô Ashgabat 260 km. Đây được coi là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Carters Cánh cổng địa ngục cháy không nghỉ hơn 40 năm Linh Anh (Video: Youtube)