Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm ngày 7-31/10, dịp kỷ niệm 69 năm Giải phóng Thủ đô. Sự kiện gồm ba chủ đề: Quá trình thay đổi diện mạo Hồ Gươm, Bảo tồn không gian văn hóa lịch sử Hồ Gươm, Hồ Gươm - Trung tâm dịch vụ và văn hóa giải trí.
Hơn 100 tài liệu, tư liệu, ảnh, bản vẽ thiết kế, bản đồ quy hoạch gợi cái nhìn toàn diện về sự tiếp biến cảnh quan của địa danh trong những năm đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, cùng đời sống sinh hoạt của người dân, mang đến những hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa.
Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm ngày 7-31/10, dịp kỷ niệm 69 năm Giải phóng Thủ đô. Sự kiện gồm ba chủ đề: Quá trình thay đổi diện mạo Hồ Gươm, Bảo tồn không gian văn hóa lịch sử Hồ Gươm, Hồ Gươm - Trung tâm dịch vụ và văn hóa giải trí.
Hơn 100 tài liệu, tư liệu, ảnh, bản vẽ thiết kế, bản đồ quy hoạch gợi cái nhìn toàn diện về sự tiếp biến cảnh quan của địa danh trong những năm đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, cùng đời sống sinh hoạt của người dân, mang đến những hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa.
Một góc Hồ Gươm năm 1884.
Hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô. Tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho biết năm 1873, khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, thành phố lúc này là điểm dân cư hỗn hợp với khu hành chính, khu buôn bán, nhiều làng mạc nằm sát nhau. Hồ Gươm vẫn tồn tại những cầu ao, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Dưới sự tác động của người Pháp, địa danh trở thành điểm nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông - Tây, là sự chuyển biến giữa khu phố Ta ở phía Bắc và Tây ở phía Nam.
Một góc Hồ Gươm năm 1884.
Hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô. Tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho biết năm 1873, khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, thành phố lúc này là điểm dân cư hỗn hợp với khu hành chính, khu buôn bán, nhiều làng mạc nằm sát nhau. Hồ Gươm vẫn tồn tại những cầu ao, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Dưới sự tác động của người Pháp, địa danh trở thành điểm nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông - Tây, là sự chuyển biến giữa khu phố Ta ở phía Bắc và Tây ở phía Nam.
Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp phục chế bức ảnh cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn được bác sĩ Hocquard chụp năm 1884.
Năm 1865, cụ Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 19, cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp phục chế bức ảnh cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn được bác sĩ Hocquard chụp năm 1884.
Năm 1865, cụ Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 19, cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Ảnh đền Bà Kiệu - nằm ở ven phía Đông Hồ Gươm. Nơi đây được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, vào niên hiệu Vĩnh Tộ (1619-1628), thờ các vị thần gồm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai thị nữ Quỳnh Hoa - Quế Hoa.
Khi mới xây dựng, khu vực này chỉ có đền chính. Cuối niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), đền có thêm cổng Tam Quan, năm Cảnh Thịnh thứ tám bổ sung quả chuông đồng. Kiến trúc hiện tại chủ yếu là dấu tích của cuộc cải tạo lớn năm 1864. Năm 1891, người Pháp dỡ bỏ sân trước và tòa Tiền tế (phương đình) của đền để lấy đất làm xe điện.
Ảnh đền Bà Kiệu - nằm ở ven phía Đông Hồ Gươm. Nơi đây được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, vào niên hiệu Vĩnh Tộ (1619-1628), thờ các vị thần gồm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai thị nữ Quỳnh Hoa - Quế Hoa.
Khi mới xây dựng, khu vực này chỉ có đền chính. Cuối niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), đền có thêm cổng Tam Quan, năm Cảnh Thịnh thứ tám bổ sung quả chuông đồng. Kiến trúc hiện tại chủ yếu là dấu tích của cuộc cải tạo lớn năm 1864. Năm 1891, người Pháp dỡ bỏ sân trước và tòa Tiền tế (phương đình) của đền để lấy đất làm xe điện.
Nhà Thủy Tạ bên bờ hồ Hoàn Kiếm - công trình duy nhất nằm sát mép hồ, được thiết kế theo kiểu Á Đông, khánh thành năm 1936. Ngoài việc kinh doanh đồ uống và cho thuê thuyền, nơi đây nổi tiếng về các hoạt động như khiêu vũ, hoà nhạc vào các buổi tối. Sau năm 1954, công trình được khai thác làm nhà hàng.
Nhà Thủy Tạ bên bờ hồ Hoàn Kiếm - công trình duy nhất nằm sát mép hồ, được thiết kế theo kiểu Á Đông, khánh thành năm 1936. Ngoài việc kinh doanh đồ uống và cho thuê thuyền, nơi đây nổi tiếng về các hoạt động như khiêu vũ, hoà nhạc vào các buổi tối. Sau năm 1954, công trình được khai thác làm nhà hàng.
Cổng chùa Báo Ân năm 1884.
Đây là ngôi chùa lớn nhất miền Bắc vào thế kỷ 19, với kiến trúc được xem là tiêu biểu cho dòng tư tưởng "cư Nho mộ Thích" (học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng đạo Phật) thời nhà Nguyễn.
Chùa gồm 180 gian, 36 nóc nhà, xung quanh xây tường lục giác bao bọc, có khối lượng tượng lớn, đều được sơn son thếp vàng.
Cổng chùa Báo Ân năm 1884.
Đây là ngôi chùa lớn nhất miền Bắc vào thế kỷ 19, với kiến trúc được xem là tiêu biểu cho dòng tư tưởng "cư Nho mộ Thích" (học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng đạo Phật) thời nhà Nguyễn.
Chùa gồm 180 gian, 36 nóc nhà, xung quanh xây tường lục giác bao bọc, có khối lượng tượng lớn, đều được sơn son thếp vàng.
Tháp Hòa Phong khoảng năm 1884-1885, di tích cuối cùng của chùa Báo Ân. Năm 1888, Pháp đã phá hủy ngôi chùa để xây dựng bưu điện (Bưu điện Hà Nội ngày nay). Khi đó, tháp được giữ lại do không được xây dựng trong khuôn viên chùa.
Tháp Hòa Phong khoảng năm 1884-1885, di tích cuối cùng của chùa Báo Ân. Năm 1888, Pháp đã phá hủy ngôi chùa để xây dựng bưu điện (Bưu điện Hà Nội ngày nay). Khi đó, tháp được giữ lại do không được xây dựng trong khuôn viên chùa.
Quảng trường Paul Bert (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ) và Sở Ngân khố Hà Nội.
Quảng trường Chavassieux (nay là vườn hoa Diên Hồng) và Phủ Thống sứ.
Theo tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, năm 1897, người Pháp đã mở cuộc tuyển chọn các bản vẽ thiết kế để xây dựng đài tưởng niệm Léon Jean Laurent Chavassieux (1848-1895) - phó Toàn quyền Đông Dương ngay trên phần mộ của ông ở nghĩa trang cũ của Hà Nội.
Ngày 29/9/1899, Hội đồng Thành phố Hà Nội đã họp bàn việc dựng đài phun nước tại đây, với mong muốn khu vực này sẽ trở thành nơi tổ chức các lễ hội và vui chơi của công chúng. Sau khi thảo luận, vị trí đài phun nước được thống nhất đặt đối diện với dinh Thống sứ, giới hạn bởi các đại lộ Henri Rivière, Courbet và phố Cựu Lâu (nay là các phố Ngô Quyền, Lý Thái Tổ và Lê Thạch).
Quảng trường Chavassieux (nay là vườn hoa Diên Hồng) và Phủ Thống sứ.
Theo tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, năm 1897, người Pháp đã mở cuộc tuyển chọn các bản vẽ thiết kế để xây dựng đài tưởng niệm Léon Jean Laurent Chavassieux (1848-1895) - phó Toàn quyền Đông Dương ngay trên phần mộ của ông ở nghĩa trang cũ của Hà Nội.
Ngày 29/9/1899, Hội đồng Thành phố Hà Nội đã họp bàn việc dựng đài phun nước tại đây, với mong muốn khu vực này sẽ trở thành nơi tổ chức các lễ hội và vui chơi của công chúng. Sau khi thảo luận, vị trí đài phun nước được thống nhất đặt đối diện với dinh Thống sứ, giới hạn bởi các đại lộ Henri Rivière, Courbet và phố Cựu Lâu (nay là các phố Ngô Quyền, Lý Thái Tổ và Lê Thạch).
Đính chính:
Bài khi lên trang đã có một số thông tin chưa chính xác về lịch sử cầu Thê Húc. Ban biên tập đã điều chỉnh thông tin.
VnExpress xin cáo lỗi độc giả.
Phương Linh
Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I