Thứ tư, 24/4/2024
Thứ hai, 23/8/2021, 08:43 (GMT+7)

Hiện tượng trăng xanh trùng ngày rằm tháng 7

Hà NộiHiện tượng kỳ thú trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch, 2,5 năm diễn ra một lần, theo lịch Thiên văn.

Hiện tượng trăng xanh không có nghĩa là mặt trăng sẽ tỏa ra ánh sáng có sắc thái xanh. Trước đây, trăng xanh (Blue Moon) dùng để chỉ trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn. Trong trường hợp này, trăng xanh được tính theo mùa và chỉ xảy ra 2,5 năm một lần. Sau này, trăng xanh được định nghĩa lại là trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch và cách hiểu này được đông đảo mọi người chấp nhận, theo EarthSky.

Trong ảnh 18h10 ngày 22/8 (ngày 15 âm lịch) khi mặt trời lặn dần sau nhịp cầu Long Biên cũng là lúc không gian trở nên tối dần.

Mặt Trăng lấp ló trong mây đen trên nóc Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền.

Mặt Trăng cuối tuần đạt cực đại vào lúc 19h02, trăng tròn xuất hiện trong khoảng ba ngày, từ đêm thứ Sáu (ngày 20/8) đến sáng thứ hai (ngày 23/ 8), khiến nó trở thành "trăng tròn cuối tuần", theo NASA.

Phố Tràng Tiền sáng ánh trăng lúc 21h.

Trăng tròn lên cao trước tượng Đức Mẹ trước cửa Nhà thờ lớn (Hà Nội)

Trăng tròn của tháng 8 sẽ không thực sự có màu xanh lam, trừ khi các hạt khói từ đám cháy dữ dội vào mùa hè này chuyển nó thành màu đỏ cam; Mặt Trăng sẽ có màu trắng ma quái như thường lệ.

20h30 Mặt Trăng ẩn hiện sau mây đen sau Nhà Hát Lớn.

Trăng sáng nổi bật sau chiếc đồng hồ đếm ngược đèn xanh đèn đỏ trên đường Ngã 6 Cửa Nam-Thợ Nhuộm-Nguyễn Thái Học-Tràng Thi ...

Ánh trăng ẩn hiện sau tán lá xà cừ trên đường Nguyễn Lương Bằng.

Trăng sáng trên đường Văn Miếu, nơi đang là khu vực phong tỏa cách ly hàng nghìn hộ dân.

Dân quân đứng tại chốt trên đường Văn Miếu đêm trăng rằm.

Trăng lên ngang mái của tòa chung cư viện 103 trên đường Phùng Hưng (Hà Đông)

Ngọc Thành