Thành cổ Biên Hòa (hay còn gọi Thành Kèn) nằm bên sông Đồng Nai được xây vào năm Gia Long thứ 15 (tức năm 1816) với tên gọi là thành Cựu, xây đắp bằng đất với chu vi 2.587 m.
Đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức năm 1837), thành Cựu được xây lại bằng đá ong và đổi tên là thành Biên Hòa. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đến nay thành cổ Biên Hòa bị thu hẹp lại còn chừng một ha, hầu hết tường thành đã bị hư hại.
Năm 2013, công trình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Thành cổ Biên Hòa (hay còn gọi Thành Kèn) nằm bên sông Đồng Nai được xây vào năm Gia Long thứ 15 (tức năm 1816) với tên gọi là thành Cựu, xây đắp bằng đất với chu vi 2.587 m.
Đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức năm 1837), thành Cựu được xây lại bằng đá ong và đổi tên là thành Biên Hòa. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đến nay thành cổ Biên Hòa bị thu hẹp lại còn chừng một ha, hầu hết tường thành đã bị hư hại.
Năm 2013, công trình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một đoạn thành cổ và tháp canh còn tồn tại đến ngày nay. Do xuống cấp, tường thành bằng đá cũ được đơn vị chủ quản nâng cấp, thay mới vào năm 2014.
Một đoạn thành cổ và tháp canh còn tồn tại đến ngày nay. Do xuống cấp, tường thành bằng đá cũ được đơn vị chủ quản nâng cấp, thay mới vào năm 2014.
Một số cửa phụ thành cổ Biên Hòa được phục dựng năm 2014 ở các đoạn tường thành. Do lâu ngày không mở, cỏ và dây leo mọc chẳng chịt ở khu vực cửa ra vào.
Một số cửa phụ thành cổ Biên Hòa được phục dựng năm 2014 ở các đoạn tường thành. Do lâu ngày không mở, cỏ và dây leo mọc chẳng chịt ở khu vực cửa ra vào.
Dấu tích đá tổ ong được Triều Nguyễn sử đụng để xây tường thành Biên Hòa năm 1837 trong khuôn viên của thành cổ.
Dấu tích đá tổ ong được Triều Nguyễn sử đụng để xây tường thành Biên Hòa năm 1837 trong khuôn viên của thành cổ.
Bên trong khuôn viên thành là hai biệt thự cổ kiểu Pháp hơn 100 tuổi được xây dựng đầu thế kỷ XX. Đây là nơi ở của người Pháp cũng là cơ sở giam giữ, tra khảo những người yêu nước.
"Sau khi được công nhận di tích cấp quốc gia, căn biệt thự được trùng tu và sơn sửa để trưng bày cho khách tham quan", nhân viên bảo vệ Thành cổ Biên Hòa cho biết.
Bên trong khuôn viên thành là hai biệt thự cổ kiểu Pháp hơn 100 tuổi được xây dựng đầu thế kỷ XX. Đây là nơi ở của người Pháp cũng là cơ sở giam giữ, tra khảo những người yêu nước.
"Sau khi được công nhận di tích cấp quốc gia, căn biệt thự được trùng tu và sơn sửa để trưng bày cho khách tham quan", nhân viên bảo vệ Thành cổ Biên Hòa cho biết.
Cửa chính vào biệt thự cổ được làm bằng sắt, mặc dù được trùng tu sửa chữa, song hai cánh cửa vẫn được giữ lại cho đến hôm nay.
Cửa chính vào biệt thự cổ được làm bằng sắt, mặc dù được trùng tu sửa chữa, song hai cánh cửa vẫn được giữ lại cho đến hôm nay.
Cầu thang từ tầng trệt lên tầng hai căn biệt thự được làm bằng sắt. Trải qua hơn 100 năm, cầu thang vẫn sử dụng tốt.
Cầu thang từ tầng trệt lên tầng hai căn biệt thự được làm bằng sắt. Trải qua hơn 100 năm, cầu thang vẫn sử dụng tốt.
Nhiều vật dụng của người Pháp như máy đánh chữ, đèn dầu, ti vi, đồng hồ, đèn điện... được trưng bày bên trong biệt thự cổ. Các phòng được sử dụng với nhiều chức năng như: tra khảo, y tế, ngủ, họp...
Nhiều vật dụng của người Pháp như máy đánh chữ, đèn dầu, ti vi, đồng hồ, đèn điện... được trưng bày bên trong biệt thự cổ. Các phòng được sử dụng với nhiều chức năng như: tra khảo, y tế, ngủ, họp...
Một máy nghe nhạc bằng đĩa được trưng bày trong thành cổ Biên Hòa. Đây là vật dụng mà lính Pháp thường sử đụng dể giải trí vào những đêm cuối tuần.
Một máy nghe nhạc bằng đĩa được trưng bày trong thành cổ Biên Hòa. Đây là vật dụng mà lính Pháp thường sử đụng dể giải trí vào những đêm cuối tuần.
Một số xe đạp của lính Pháp được trưng bày trong biệt thự.
Thanh sắt còn sót lại trên tường là nơi để xiềng xích vào tay của tù nhân.
Do ít người tới tham quan, thành cổ Biên Hòa hiện nay phần lớn đóng cửa nên Sở Xây dựng và UBND TP Biên Hòa đề xuất UBND tỉnh cho phép làm Quảng trường mở.
Các công trình phía trước mặt tiền đường Phan Chu Trinh dự kiến được đập bỏ để tạo lập quảng trường, công viên cây xanh, mở ra không gian cho cộng đồng. Với phương án này, người dân dễ dàng tiếp cận di tích lịch sử và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa và giá trị của di sản.
Do ít người tới tham quan, thành cổ Biên Hòa hiện nay phần lớn đóng cửa nên Sở Xây dựng và UBND TP Biên Hòa đề xuất UBND tỉnh cho phép làm Quảng trường mở.
Các công trình phía trước mặt tiền đường Phan Chu Trinh dự kiến được đập bỏ để tạo lập quảng trường, công viên cây xanh, mở ra không gian cho cộng đồng. Với phương án này, người dân dễ dàng tiếp cận di tích lịch sử và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa và giá trị của di sản.
Phước Tuấn