- Nhiều người sợ ăn chất béo vì nghĩ nó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, thừa cân, béo phì. Nhưng khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì đây vẫn là một trong 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu. Ông nghĩ sao về điều này?
- Về mặt năng lượng, một g chất béo sinh ra 9Kcal. Do đó, những thức ăn giàu chất béo được xem là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Chất béo còn là dung môi hòa tan các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các loại vitamin này và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chất béo cũng là thành phần chính cấu tạo nên tế bào thần kinh, màng tế bào và các mô trong cơ thể. Các chất béo có một hoặc nhiều nối đôi (omega 3, 6, 9 có nhiều trong dầu ăn) còn tham gia vào việc chống oxy hóa, làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm là cắt giảm tối đa lượng chất béo trong khẩu ăn hằng ngày vì nghĩ chất béo không tốt cho sức khỏe và là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch. Thực tế, đối với những người thừa cân, béo phì, cần xem xét đến việc quá nhiều mỡ trong cơ thể (đặc biệt là mỡ nội tạng ở gan, thận, tim, ruột…), cộng thêm việc dùng nhiều tinh bột và đường. Muốn giảm cân cần phối hợp nhiều yếu tố như giảm lượng bột đường, ăn nhiều rau xanh (300-500g mỗi người mỗi ngày), tập thể dục đúng cách, uống nhiều nước, tinh thần thoải mái… và tất nhiên là dùng dầu ăn vừa đủ.
- Theo ông, dùng chất béo như thế nào được cho là vừa đủ và tốt cho sức khỏe?
- Lượng chất béo bổ sung cho cơ thể theo từng giai đoạn không giống nhau và giảm dần theo thời gian. Trẻ em cần đến 60% năng lượng khẩu phần từ chất béo, trong khi người lớn chỉ cần khoảng 20-30%. Tỷ lệ này không nên nhỏ hơn 15% năng lượng khẩu phần. Ngoài ra chất béo còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích ruột tiết ra các chất có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân có vấn đề về gan, thận, rối loạn chuyển hóa cũng nên dùng dầu ăn mỗi ngày, nhưng cần tiết giảm về số lượng, tốt nhất là tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn kỹ. Một điểm các bà nội trợ cũng cần lưu ý là không nên dùng các loại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần vì nó có thể gây hại cho sức khỏe.
- Để tiết kiệm, nhiều người vẫn dùng loại dầu chiên đi chiên lại, nhất là các quán ăn. Ông khuyến cáo như thế nào với người dùng?
- Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần thường chứa rất nhiều chất độc do dầu bị đun sôi ở nhiệt độ cao. Đó chính là thủ phạm gây ra ung thư, kích ứng niêm mạc, rối loạn nội tiết, tiểu đường và tim mạch. Ngoài ra dầu tái sử dụng còn làm thay đổi mùi và vị thức ăn, tạo mùi khét và vị hơi đắng. Chính vì vậy để tránh những tình trạng trên người sử dụng nên chọn những loại dầu ăn có nhiệt độ sôi (điểm bốc khói) cao như dầu nành, dầu hướng dương, dầu ô-lê-in, dầu gạo hay loại dầu phối của các loại dầu trên để giữ hương vị thơm ngon của thức ăn và bảo vệ sức khỏe.
- Thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm bổ sung chất béo, làm thế nào để chọn loại dầu tốt và an toàn cho sức khỏe?
- Về cơ bản chất béo mà chúng ta dùng hàng ngày có từ 2 nguồn chính là chất béo từ thực vật (dầu thực vật) và chất béo từ động vật (mỡ động vật). Hiện nay theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì người dân nên hạn chế ăn các chất béo từ mỡ động vật và thay thế bằng các chất béo từ thực vật (dầu thực vật). Lý do, chất béo từ mỡ động vật chứa rất nhiều cholesterol xấu là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch.
Nhãn hàng dầu thực vật Neptune tổ chức hội thảo “Dầu gạo và những lợi ích vàng cho sức khỏe”. Chuỗi chương trình sẽ diễn ra tại Long An, TP HCM, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Định, Kon Tum, Bình Dương, Tây Ninh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Huế…, thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 7. |
Dầu ăn thực vật có thể được điều chế từ nhiều nguồn, từ đậu nành, đậu phộng, hạt cải, hướng dương, ô-lê-in đặc biệt là dầu gạo. Khi chọn mua dầu, chú ý mua dầu tinh luyện (là dầu đã được nấu chín), xem kỹ thành phần của dầu (gồm những loại dầu nào), và có thể xem luôn thành phần của Omega 3, 6, 9…, có bổ sung các vtiamin hay không…
- Dầu gạo khá mới với người dùng Việt Nam. Cơ chế chế biến cũng như tác dụng của loại dầu này như thế nào?
- Hạt gạo gồm có các thành phần: Vỏ trấu bên ngoài, kế đến là lớp vỏ cám, mầm gạo và phôi. Trong quá trình xay xát, lớp vỏ trấu, lớp vỏ cám và mầm gạo bị tách ra, và hạt gạo trắng chúng ta dùng mỗi ngày là chỉ còn có phôi hạt gạo.
Dầu gạo được chiết xuất từ lớp vỏ cám và mầm gạo của hạt gạo (2 phần này chỉ chiếm khoảng 8% thành phần hạt gạo), là nơi lưu giữ nhiều nhất các vitamin nhóm B, Omega 3, 6, 9, Phytosterol, Squalen, đặc biệt là dưỡng chất vàng Gamma Oryzanol vốn chỉ được tìm thấy trong dầu gạo. Gamma Oryzanol có tác dụng ngăn chặn, làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ sức khỏe ổn định, bền vững, cải thiện vẻ đẹp làn da. Ngoài ra, Gamma Oryzanol cùng với Phytosterol và Omega 3, 6, 9 còn giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu, vốn là tác nhân của hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não…
Dầu gạo đã được dùng từ lâu trong thực phẩm ở Mỹ, Châu Âu, Thái Lan, Ấn Độ… Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện dầu gạo trong các sản phẩm phối trộn với các loại dầu khác.
- Theo ông, dùng dầu ăn như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?
- Trong quá trình sử dụng, nên để dầu ăn ở những nơi thoáng mát, khô ráo, không để ở nơi quá nóng, tránh ánh sáng và đậy kín chai sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, các bà nội trợ cần lưu ý dầu sử dụng cho chiên, rán, nếu còn thừa thì tốt nhất là nên bỏ đi. Khi chọn lựa các loại dầu cho gia đình, người dân nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Bạn cũng cần xem kỹ nhãn sản phẩm với các yếu tố như tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, hạn sử dụng, thành phần của sản phẩm, cách dùng, cách bảo quản… để chọn được loại phù hợp.
Xuân Ngọc