Những hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông thời gian qua làm dấy lên lòng yêu nước của người dân Việt ở khắp nơi trên thế giới. Trong hàng triệu tấm lòng kiều bào đang hướng về quê hương có tiếng nói của nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý đang ở Kiev, Ukraine. Bài thơ Khi Tổ quốc bão giông chị viết từ phương xa gợi lên trong lòng người đọc những trăn trở, ưu tư về vận mệnh của đất nước, cũng là lời hiệu triệu những tấm lòng hướng về quê hương.
Bài thơ này được chị viết từ ngày 11/6/2011, ngay sau khi sự kiện Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam diễn ra. Gần ba năm trôi qua, đến nay, lời bài thơ vẫn còn in đậm chất thời sự.
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp khi đọc được bài thơ này đã ngay lập tức nghĩ đến những nhịp điệu hào hùng chuyển tải được lời thơ. Chung niềm cảm hứng với Hoa Lý, Quỳnh Hợp chuyển bài thơ thành nhạc với nhịp hành khúc là chủ đạo, bố cục gọn gàng, lời ca sắc. "Chúng tôi muốn gửi những thông điệp, hành động cụ thể để khơi dậy tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, kết nối lòng dân cùng chung sức, chung lòng khi sơn hà nguy biến", nữ nhạc sĩ chia sẻ.
"Đêm 16/5, tôi mệt nhoài sau cả ngày miệt mài biên tập, chuẩn bị ngủ nhưng vẫn ôm máy tính bảng. Tôi choàng ngồi dậy khi nhận được lời nhắn của nhạc sĩ Quỳnh Hợp gửi cho mình từ Việt Nam: "Triệu con tim chung một lòng/Kẻ thù kia chớ tham tàn/Sóng Bạch Đằng có thể ở ngoài Hoàng Sa' kèm theo bản nhạc bài ‘Hịch biển Đông’ chị vừa phổ còn chưa ráo mực từ bài thơ của tôi. Cảm xúc của tôi khi đó không gì có thể diễn tả được", nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý kể.
Bài hát viết xong được Quỳnh Hợp gửi nhạc sĩ Yên Lam phối khí. Sau 2 tuần, vừa phối khí vừa thu âm, bản mix đầu tiên của Hịch biển Đông do hợp ca nam nữ thể hiện đến với người nghe. Góp giọng vào Hịch biển đông, ngoài giọng ca chính là Y Jang Tuyn và nhóm X.O.N còn có sự góp mặt của nhiều ca sĩ như: giọng nữ của Hoài Phương, Diệp Lê, Uyên Phương và 2 giọng nam của Hải Thoại, Duy Khôi.
* Video: Ca khúc "Hịch biển Đông" |
Nguyên tác bài thơ Khi Tổ quốc bão giông của Đỗ Thị Hoa Lý
Bao dòng máu sục sôi Kiev, Ukraine |
Thất Sơn