Thành lập vào năm 1976, ban đầu chỉ có 3 nhà máy được tiếp quản lại: Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, đến nay Vinamilk đã có 13 nhà máy trên khắp Việt Nam. Hệ thống này cũng giúp Vinamilk phát triển hơn 250 loại sản phẩm sữa thuộc 13 nhóm ngành hàng từ sữa đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua, kem, nước giải khát... Trong đó, Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Nam thuộc hàng "siêu nhà máy". Cả hai cơ sở này đều được Vinamilk đưa vào vận hành năm 2013, tạo nên sự đột phá cho công ty trong giai đoạn phát triển sau đó.

Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk tại Bình Dương. Ảnh: Vinamilk.
Nhà máy sữa Việt Nam có công nghệ tự động với công suất 800 triệu lít mỗi năm (khoảng 2,2 triệu lít mỗi ngày). Tọa lạc trên diện tích 20 ha, nhà máy có tổng vốn đầu tư là hơn 4.100 tỷ đồng. Trong tương lai gần, Vinamilk sẽ nâng công suất thiết kế của Nhà máy sữa Việt Nam đạt hơn 1 tỷ lít sữa mỗi năm.
Nhà máy sữa bột Việt Nam của Vinamilk thường được biết đến với 2 tháp sấy cao tương đương tòa nhà 5 tầng, công suất thiết kế hơn 160 tấn mỗi ngày, có thể cung cấp sản lượng đáp ứng cho nhu cầu của gần 1 triệu trẻ em mỗi năm. Nhờ hệ thống rót lon tự động của Anh, cứ mỗi giờ, có gần 23.000 sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Một người tiêu dùng đang tìm hiểu sản phẩm sữa bột của Vinamilk. Ảnh: Royal Nguyễn.
Cùng với 2 siêu nhà máy sản xuất 2 mặt hàng chủ lực là sữa nước và sữa bột, 11 nhà máy còn lại của Vinamilk đều được trang bị các dây chuyền hiện đại để sản xuất đa dạng các dòng sản phẩm như sữa chua ăn, sữa chua uống, kem, nước ép trái cây, sữa đặc... phục vụ thị trường khu vực. Theo đó, Nhà máy sữa Tiên Sơn tại khu vực phía Bắc, Nhà máy sữa Đà Nẵng, Bình Định đáp ứng cho thị trường miền Trung, Nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây Nam Bộ... Điểm nổi bật của các nhà máy này ngoài công suất, sản lượng, còn là cách ứng dụng công nghệ 4.0, đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025 hay chứng nhận quốc tế như Halal, Organic châu Âu, FDA (Mỹ), tiêu chuẩn của Trung Quốc... phục vụ thị trường nội địa và mở rộng kinh doanh quốc tế.

Các nhà máy của Vinamilk đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu nghiêm ngặt. Ảnh: Vinamilk.
Theo báo cáo năm 2020 của Vinamilk, công ty đã hoàn thành kế hoạch đầu tư máy móc, thiết bị trong giai đoạn 2017-2021. Năng lực sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực đã tăng 60% - 80% so với thời điểm năm 2016 nhờ việc liên tục mở rộng quy mô, lắp đặt thêm dây chuyền và gia tăng năng suất của hệ thống 13 nhà máy.
Đại diện Vinamilk cho biết, trong các năm tới, Vinamilk sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng và nâng công suất của các nhà máy hiện hữu, đồng thời xây dựng mới 2-3 nhà máy hiện đại, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo ra động lực cho sự phát triển trong giai đoạn mới.

13 nhà máy kết nối với 13 trang trại bò sữa trên cả nước, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp đã tạo nên thế mạnh cho Vinamilk về chuỗi cung ứng. Đồ họa: Vinamilk.
Với sản phẩm đa dạng chủng loại, chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng, Vinamilk trong nhiều năm liên tiếp đã giữ vững vị trí số 1 ngành hàng sữa nước (theo dữ liệu được báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam trong phạm vi từ tháng 2/2018 đến 1/2021), đồng thời giữ phong độ dẫn đầu các ngành sữa bột trẻ em, sữa chua uống, sữa đặc có đường (dữ liệu của Nielsen Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 3/2018 đến 2/2021). Không chỉ được ưa chuộng trong nước, các sản phẩm của Vinamilk còn được đón nhận tại nhiều thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Đầu năm 2021, Vinamilk vừa tiến liền 6 bậc, vươn lên vị trí thứ 36 trong top 50 công ty sữa hàng đầu thế giới và hiện là đại diện duy nhất của Việt Nam lẫn khu vực ASEAN trong danh sách này, theo thống kê của công ty Plimsoll (Anh) về doanh số của các công ty sữa tại thời điểm ngày 1/3.
Hoàng Anh