Theo các bác sĩ, mọi tình trạng sinh lý hay bệnh lý kéo dài đều có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, nhất là cơ thể trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm. Đổ mồ hôi trộm là khái niệm tưởng đơn giản và dễ hiểu như chính tên gọi của nó, song tình trạng này gây không ít khó khăn cho mẹ trong quá trình chăm sóc.
Khảo sát gần đây trên VnExpress cho thấy phần lớn mẹ bỉm sữa chưa hiểu cặn kẽ về mồ hôi trộm, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe bé. Do đó, họ vẫn chưa biết đâu là giải pháp đối phó phù hợp và đơn thuần mặc định... tình trạng sẽ tự nhiên hết. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy.
Mồ hôi trộm và tác hại của nó
Trước các câu hỏi mồ hôi trộm là sinh lý hay bệnh lý; xuất hiện tại những khu vực nào trên cơ thể trẻ; những lưu ý trong quá trình chăm sóc bé... các mẹ vẫn khá mơ hồ.
Suốt quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy con, các mẹ có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, nghiên cứu và học hỏi mỗi ngày. Biết nhưng không hiểu rõ bất kỳ vấn đề nào có thể khiến mẹ chăm sóc con không hiệu quả. Trong đó, mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là một trong những thách thức, nhưng có đến 90% mẹ cho rằng "tình trạng này bình thường, không cần phải lo".
Cụ thể, mồ hôi trộm kéo dài dễ khiến trẻ bị cảm lạnh. Nếu không phát hiện kịp thời, bé dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm nhiễm ngoài da (mụn nhọt, rôm sảy, nấm ngứa...). Lưu ý, kéo dài lâu sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái mất nước thường xuyên, ảnh hưởng tiêu hóa, cơ thể suy kiệt, tác động không nhỏ đến thể chất lẫn trí tuệ.
Mồ hôi trộm nhiều nhất ở đâu?
Mẹ cần chủ động tìm kiếm giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm chăm sóc bé tốt hơn, trước khi vấn đề nhỏ hóa to. Trẻ sơ sinh đang trong quá trình trao đổi chất mạnh mẽ, cơ thể chuyển hoá năng lượng, thân nhiệt cũng tăng cao hơn mức bình thường, nhưng hệ thống điều chỉnh thân nhiệt vẫn còn non nớt, do vậy trẻ thường xuyên đổ mồ hôi trộm. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở vùng có tuyến mồ hôi như" lưng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay bàn chân, bẹn, háng...
Vùng lưng đẫm mồ hôi không tốt cho trẻ vì phần lớn thời gian trong ngày của bé là ngủ. Tình trạng này khiến bé khó chịu, quấy khóc nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ - điều vốn rất quan trọng trong ba tháng đầu đời.
Theo các chuyên gia, mẹ thường không để ý lau mồ hôi lưng khi bé ngủ, hoặc nếu có để ý thì ngại lay động làm phiền giấc ngủ của con. Điều này khiến mồ hôi ứ đọng, bé dễ bị cảm lạnh, nguy cơ gây các chứng bệnh về hô hấp, ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, nấm ngứa...
Giải pháp khắc phục mồ hôi trộm
Trước tiên, mẹ cần giản lược các lớp quần áo, giữ cho bé luôn thoáng mát; lưu ý chọn trang phục, chăn mền, tã dán bằng chất liệu thoải mái, có khả năng thấm hút cao.
Chọn tã dán sơ sinh luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Khi hiểu rõ về mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, nhiều người đặt câu hỏi: "Chọn tã cần lưu ý gì đặc biệt để quá trình chăm sóc trẻ thuận tiện và hiệu quả hơn? Cần chọn áo quần chất liệu gì, tã dán nào đáp ứng được yếu tố khô thoáng?".
Hiện trên thị trường có dòng tã dán dành cho trẻ sơ sinh, với phần đệm thun lưng thấm hút mồ hôi vùng bụng và lưng, giữ làn da trẻ luôn khô, thoáng. Sản phẩm là bước tiến công nghệ trong thấu hiểu cơ thể trẻ sơ sinh, những "yêu cầu không lời" của bé.
Cơ thể luôn khô thoáng, không bị cảm lạnh bởi mồ hôi sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ gây bệnh về hô hấp. Mẹ cũng an tâm, không phải bật dậy giữa đêm để kiểm tra con có bị ẩm ướt. Ngoài ra, tã dán cần bề mặt êm mềm, thấm hút tốt để thấm nhanh chất tiêu bẩn, giữ trẻ luôn sạch sẽ.
"Vấn đề này thường thấy ở trẻ sơ sinh, song đổ mồ hôi thường xuyên cũng mang lại những bất cập nhất định cho trẻ và gây khó khăn cho mẹ. Do đó, mẹ cần chủ động tìm hiểu tình trạng, quan sát những thay đổi dù nhỏ nhất từ cơ thể trẻ để có giải pháp chăm sóc thiên thần nhỏ tốt hơn", các chuyên gia của hãng Bobby nói thêm.
Vạn Phát