Theo TED-Ed, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, là người bảo vệ chính của cơ thể, chống lại nhiễm trùng, ốm đau, bệnh tật... Hệ thống này là mạng lưới rộng lớn gồm các tế bào, mô và cơ quan, điều phối khả năng phòng vệ của cơ thể trước bất kỳ mối đe dọa sức khỏe nào. Nếu không có nó, hàng tỷ vi khuẩn, virus và chất độc... có thể tấn công con người. Thậm chí, vết thương nhỏ như giấy cắt, vết xước hoặc cảm lạnh theo mùa cũng có thể gây tử vong.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch dựa vào hàng triệu tế bào bạch cầu có chức năng phòng thủ bắt nguồn từ tủy xương. Những tế bào này di chuyển vào máu và hệ bạch huyết - mạng lưới các mạch giúp loại bỏ chất độc và chất thải trong cơ thể.
Các chuyên gia chỉ ra mỗi micrôlít máu có khoảng 4.000 đến 11.000 bạch cầu. Khi di chuyển, bạch cầu hoạt động giống như nhân viên an ninh, liên tục kiểm tra máu, mô và các cơ quan để tìm dấu hiệu đáng ngờ.
Hệ thống này chủ yếu dựa vào các tín hiệu được gọi là kháng nguyên. Theo đó, các dấu hiệu kháng nguyên trên bề mặt của mầm bệnh và chất lạ khác sẽ làm lộ sự hiện diện của những kẻ xâm lược. Ngay khi bạch cầu phát hiện ra chúng, chỉ mất vài phút để phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể bắt đầu.
Tờ TED-Ed cho biết các mối đe dọa đối với cơ thể thường không giống nhau, vì vậy phản ứng miễn dịch phải thích nghi ngang nhau. Điều này đồng nghĩa với việc dựa vào nhiều loại bạch cầu khác nhau để giải quyết các mối đe dọa theo những cách khác nhau.
Bạch cầu được chia thành hai nhóm tế bào chính và điều phối cuộc tấn công theo hai hướng. Đầu tiên, thực bào kích hoạt phản ứng miễn dịch, bằng cách gửi đại thực bào và tế bào đuôi gai vào máu. Khi luân chuyển, chúng sẽ tiêu diệt (ăn) bất kỳ tế bào lạ nào gặp phải. Lúc ấy, thực bào có thể xác định kháng nguyên trên những kẻ xâm lược chúng vừa ăn và truyền tin này đến nhóm tế bào tế bào lympho (bạch cầu) để điều phối phòng thủ.
Một nhóm tế bào lympho gọi là T, tìm kiếm các tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh và nhanh chóng tiêu diệt chúng. Trong khi đó, tế bào B và T sẽ sử dụng thông tin thu thập được từ các kháng nguyên để bắt đầu sản xuất các protein đặc biệt, gọi là kháng thể.
Mỗi kháng nguyên có một kháng thể phù hợp duy nhất có thể gắn vào nó như ổ khóa và chìa khóa, tiêu diệt các tế bào xâm nhập. Các tế bào B có thể tạo ra hàng triệu kháng thể, rồi đi vòng quanh cơ thể, tấn công những "kẻ xâm lược" cho đến khi mối đe dọa xấu nhất được hóa giải. Cùng lúc ấy, các triệu chứng quen thuộc như sốt, sưng tấy... là biểu hiện hỗ trợ phản ứng miễn dịch.
Cơ thể ấm hơn khiến vi khuẩn, virus khó sinh sôi và lây lan vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ. Khi các tế bào cơ thể bị hư tổn, chúng giải phóng các chất hóa học, khiến chất lỏng rò rỉ vào các mô xung quanh, gây sưng tấy. Điều đó cũng thu hút thực bào, ăn những kẻ xâm lược và các tế bào bị hư tổn.
Thông thường, phản ứng miễn dịch sẽ tiêu diệt mối đe dọa trong vài ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng ngăn con người mắc bệnh, mà chủ yếu chặn đứng mối đe dọa leo thang đến mức nguy hiểm trong cơ thể. Thông qua giám sát liên tục theo thời gian, hệ miễn dịch mang đến lợi ích khác, phát triển khả năng miễn dịch lâu dài.
Khi các tế bào B và T xác định các kháng nguyên, chúng có thể sử dụng thông tin đó để nhận ra những kẻ xâm lược trong tương lai. Vì vậy, lúc một mối đe dọa quay lại, các tế bào có thể nhanh chóng triển khai các kháng thể phù hợp, đồng thời giải quyết chúng trước khi bất kỳ tế bào nào bị ảnh hưởng. Đó cũng là cách con người có thể phát triển khả năng miễn dịch đối với một số bệnh như thủy đậu. Nhưng không phải lúc nào khả năng miễn dịch cũng hoạt động tốt.
Một số trường hợp mắc bệnh tự miễn dịch, đánh lừa hệ thống này và tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra chúng. Những rối loạn này phá hoại hệ miễn dịch ở các mức khác nhau và là cơ sở cho nhiều vấn đề như: viêm khớp, tiểu đường loại 1, bệnh đa xơ cứng...
Với hầu hết cá nhân, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ chống lại thành công khoảng 300 bệnh cảm và vô số bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn khác trong suốt cuộc đời. Nếu không có nó, những mối đe dọa đó sẽ biến chúng thành bệnh nguy hiểm hơn nhiều.
Cần duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Hơn hai năm cả thế giới chống chọi Covid-19, hàng triệu người vốn khỏe mạnh cũng bị nCoV tác động, cho thấy hệ miễn dịch không phải là lá chắn vĩnh viễn. Bất cứ ai cũng có thể bị đánh bại bởi loạt virus, vi khuẩn nguy hiểm. Chúng có thể xâm nhập, tàn phá cơ thể có bệnh nền chỉ qua các triệu chứng nhỏ như cảm cúm, ho, hắt hơi...
Do đó thời gian qua, các chuyên gia, bác sĩ toàn cầu không ngừng kêu gọi người dân, kể cả khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, nhất là trong bối cảnh dịch vẫn phức tạp.
Ăn uống lành mạnh là một trong những cách dễ nhất để tăng cường hệ miễn dịch. Nên bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng và vitamin. Các món canh rất tốt trong việc thúc đẩy hệ thống phòng thủ của cơ thể.
Tăng cường trái cây và rau tươi vì giàu vitamin C, trong đó ưu tiên cam, kiwi, rau xanh và quả mọng. Ngoài ra, vitamin D cũng quan trọng với cơ thể. Có thể dành 30 phút đứng sưởi nắng mỗi lần, một vài lần mỗi tuần. Nếu không có thời gian nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, nên thêm thành phần này vào chế độ ăn uống hoặc uống thuốc bổ sung.
Giữ cơ thể đủ nước cũng là bí quyết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Theo đó, nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển bạch cầu đến khắp cơ thể.
"Bắt tay" với những vi khuẩn có lợi trong bữa ăn cũng là lời khuyên của các chuyên gia. Chúng ta hay nghĩ vi khuẩn thường có hại. Tuy nhiên các chế phẩm sinh học lại hoàn toàn ngược lại, có nhiều tác dụng tốt với cơ thể. Chúng có trong nhiều loại thực phẩm lên men như dưa cải bắp, sữa chua.
Ngủ là yếu tố quan trọng cho một cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hệ thống phòng thủ trong cơ thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe đi xuống, bạn có thể dễ nhiễm bệnh hơn. Nên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể nghỉ ngơi, trẻ hóa
Tập thể dục khiến cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Nếu có thể, nên dành 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần tập gym, chạy bộ, tập tạ, yoga hay đơn giản là chơi các môn thể thao yêu thích.
Ngoài ra, có thể tham khảo dùng thêm keo ong để gia tăng sức đề kháng, phòng ngừa khả năng mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, sốt, ho, sổ mũi. Sản phẩm gồm dạng viên uống và dạng xịt họng, do Tracybee và Apis Flora phối hợp sản xuất, ứng dụng công nghệ EPP- AF độc quyền nhằm khai thác hàm lượng cao Arterpilin C từ keo ong xanh Brazil và khả năng hấp thu gấp 300%. Trong đó, thành phần Artepillin C có hoạt tính kháng khuẩn, chống virus, chống nấm, chống viêm, loét... Nó cũng là một trong những hợp chất bảo vệ gan, chống oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, nâng cao khả năng đề kháng và tự trị bệnh của cơ thể. Sản phẩm còn chứa các protein, axit amin, vitamin, khoáng chất, các flavonoid, phenolics và tecpen...
Người dùng có thể cắn trực tiếp để dịch keo ong đậm đặc tan đều trong miệng và thấm từ từ vào cổ họng. Cách sát khuẩn này rất hiệu quả, nhất là trường hợp trở nặng khi ho, viêm họng, đau họng. Bên cạnh đó có thể cắt sản phẩm, bôi dịch keo trực tiếp lên vết thương hở, vết loét để hỗ trợ làm lành nhanh chóng.
Keo ong Tracybee hiện bán tại Pharmacity, Long Châu, An Khang, Trung Sơn và các nhà thuốc truyền thống ở nhiều tỉnh thành. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thi Quân