Thực tế, có người ăn xong thì bụng chỉ xình xình một chút, hoặc ăn xong thì bụng hơi nặng, có người ăn xong lại thấy rất khó chịu. Bác sĩ Bùi Xuân Dương cho biết: bệnh khó tiêu có thể đi từ hơi đau bụng đến đầy bụng, khó tiêu, rồi người mệt mỏi, ăn xong không thấy thoải mái.
Những chia sẻ dưới đây của bác sĩ Bùi Xuân Dương sẽ giúp độc giả hiểu và phòng tránh bệnh này hiệu quả hơn.
Con người thực ra ai cũng mắc chứng khó tiêu. Ví dụ, một ngày nào đó ta ăn quá nhiều thức ăn, quá nhiều chất béo thì bị nặng bụng ghê gớm, không chịu được. Đó là chứng khó tiêu nhưng chưa chắc là bệnh. Nhưng nếu ăn một chút thôi mà đã khó chịu như sình bụng, đầy hơi thì đó là một trong những bệnh cẫn phải chữa trị.
Nguyên nhân gây khó tiêu
Một số người uống sữa, ăn đồ nhiều chất béo, chất bổ rồi cảm thấy sình bụng hoặc tiêu chảy. Đó là bởi những thực phẩm đó không được tiêu hoá tốt do cơ thể thiếu các enzyme. Mặt khác, khi bé hoặc lớn tuổi, cơ thể không tiết nhiều enzyme để tiêu hoá thức ăn dầu mỡ, nên khi những thực phẩm đó, nhất là người lớn tuổi, thì nhiều người bắt đầu cảm thấy khó tiêu.
Ngoài những nguyên nhân về thức ăn thì khó tiêu còn có thể do chủ quan từ thói quen ăn uống chưa đúng cách, nhai không kỹ, ăn gấp, ăn không đúng bữa. Nhai kỹ rất là quan trọng vì nó không chỉ làm nhuyễn thức ăn, mà trong lúc nhai, hệ thống tiêu hoá bắt đầu tiết nhiều enzyme hơn để đón nhận thức ăn xuống bao tử. Ăn đúng giờ đúng giấc cũng giúp cơ thể thoải mái, hệ tiêu hoá tiết nhiều dịch vị, enzyme tiêu hoá hơn, giúp ăn uống dễ tiêu hơn.
Những người dễ bị mắc chứng khó tiêu
Trẻ sơ sinh thường gặp vấn đề cơ vòng của thực quản chưa co thắt hoàn hảo bởi vậy khi các cháu ăn sữa hay bị ọc sữa ra ngoài. Cũng vì lý do đó nên trẻ hay bị triệu chứng thức ăn ợ ngược lên trên nhiều hơn là khó tiêu, trừ khi các cháu uống sữa bò (có các thành phần protein, đường...ít cân đối hơn sữa mẹ) thì các cháu có thể bị bón, khó tiêu. Còn người lớn thì ai cũng có thể bị đầy hơi chậm tiêu.
Nếu chúng ta ăn uống đúng giờ đúng giấc, tránh những thức ăn quá nặng nề có nhiều dầu nhiều mỡ, những người nào không ăn được sữa, không uống được sữa thì nên uống enzyme Lactase (Tên thương mại : Phyto-optizymes, Lactaid…) để hỗ trợ cho vấn đề tiêu hoá sữa.
Những biến chứng của khó tiêu không thể xem nhẹ
Triệu chứng đầy bụng, sình hơi, khó chịu mỗi lần ăn uống gây nên sự bực tức, không thoải mái, và từ đó nó đưa tới sự cau có, buồn phiền, u sầu... Bao tử bị căng và đầy hơi, cộng với sự cau có dễ hình thành các vết loét dạ dày, dễ gây nguy cơ viêm dạ dày và ưng thư dạ dày.
Bạn cần chú ý rằng khi chứng sình bụng, đầy hơi, khó chịu đi kèm theo triệu chứng ợ chua thì bệnh nguy hiểm hơn. Vì nếu chất chua chạy ngược lên thực quản hoài thì có thể gây loét thực quản. Khi chất chua chạy lên miệng, nó có thể rơi một chút lên thanh quản làm ta bị khò khè, suyễn. Vì vậy, nhiều người ho nhiều, bị suyễn, và mỗi buổi tối khi nằm xuống thì chất chua chạy ngược lên thanh quản khiến họ ho không ngừng. Người bị suyễn có chữa bệnh ợ chua thì bệnh suyễn cũng không thuyên giảm bao nhiêu. Do đó, người bệnh cần giải quyết chứng đầy hơi, khó tiêu và ợ chua để ngăn ngừa các nguy cơ sức khoẻ có thể gặp phải.
Điều trị chứng khó tiêu
Thông thường, người lớn tuổi nên bổ sung các loại enzyme tiêu hoá (Pancreatin, tên thương mại : Did Hanamax, Pancricon….) để hỗ trợ tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Pancreatin không nên dùng quá 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ. Dùng dài ngày hơn, bạn có thể dùng các enzyme có nguồn gốc từ trái cây, thực vật như Phyto-optizymes.
Có một phương pháp nữa là thuốc than hoạt tính (jacoblet) được biết đến và sử dụng rộng rãi từ lâu nhưng vẫn là một trong những thứ thuốc tốt để chữa trị chứng đầy bụng. Tuy nhiên nó có thể gây bẩn quần áo, viên quá to khó uống, không dùng được cho trẻ em và thường gây táo bón.
Các loại thuốc hỗ trợ tiêu hoá mới có chứa hoạt chất simethicone với tác dụng rút hơi dư, làm tan các bóng hơi trong bao tử để chúng ta không bị đầy hơi, giảm cảm giác lình xình khó chịu. Và chất simethicone này có ưu điểm là không ngấm vào máu, nên có thể dùng thường xuyên mà không gây tác dụng phụ và có thể mua dễ dàng tại các nhà thuốc không cần toa bác sĩ. Các chế phẩm thuốc chứa simethicone cũng có dạng nhũ dịch, dễ dàng và an toàn khi sử dụng cho trẻ em.
Ngoài việc dùng thuốc, con người có thể thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày, bắt đầu bằng những thức ăn ít mỡ, không quá chua. Trước tiên, bạn nên ăn thực phẩm từ từ để biết chúng có thích nghi với cơ thể không. Nếu đồ ăn nào cũng gây tiêu cả thì đó là một triệu chứng không tốt.
Quan trọng, bạn cần ăn uống đúng giờ đúng giấc và tập thể dục, bơi lội đều đặn. Khi đó, cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn, và hệ tiêu hoá cũng khoẻ mạnh hơn giúp tiêu hoá tốt các loại thức ăn, hạn chế đầy hơi, khó tiêu. Nhưng bạn không nên tập thể dục trước khi ăn hoặc tập thể dục ngay sau khi ăn.
Bệnh nhân phải uống thuốc kháng sinh vẫn nên uống thêm men vi sinh đường ruột (LBio, Lactomin plus, Antibio….), đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể (uống vitamin bổ sung, thường xuyên phơi nắng vào sáng sớm để cơ thể tổng hợp vitamin D). Vì thiếu vitamin D có thể gây ra một số triệu chứng khác liên quan tới vấn đề hấp thụ thức ăn làm cho con người dễ bị khó chịu về đường tiêu hoá.
Ngừa khó tiêu, đầy hơi
Không nên ăn xong rồi ngủ ngay mà phải nghỉ ngơi ít nhất 3-4 tiếng đồng hồ để thức ăn được tiêu hóa. Sau khi ăn xong, đi nằm ngay thì thức ăn có thể chạy ngược lên thực quản, khiến con người bị những triệu chứng của bệnh ợ chua.
Sau khi ăn xong, bạn nên đi bộ nhẹ nhẹ chứ không nên tập thể dục để thức ăn được tiêu hoá. Nhiều người ăn xong thường xem tivi hoặc ngồi một chỗ, điều đó cũng khiến sự tiêu hoá thức ăn khó khăn hơn. Bởi khi ta ngồi thì bụng bị quặp lại làm cho bao tử không có chỗ để giãn ra nên cơ thể khó chịu hơn.
Khi ăn uống, mỗi một lần nuốt thức ăn là con người nuốt vào một tí hơi. Khi hơi vào trong cơ thể thì hoặc con người ợ ra ngoài hoặc là "xả hơi" thì sẽ đỡ bị sình bụng. Nếu giữ hơi trong bụng, khó tiêu, bạn nên xoa quanh rốn để kích thích nhu động ruột, giúp đẩy hơi ra ngoài.
Bác sĩ Bùi Xuân Dương
Chuyên khoa tiêu hoá, gan mật bệnh viện FV, TP HCM
Viên ngậm Air- X chứa simethicone có tác dụng phá vỡ các bong bóng hơi trong dạ dày, giúp chống đầy hơi, nặng bụng, khó tiêu sau khi ăn, với hai hương vị chính: bạc hà và cam. Liều dùng thông thường cho người lớn là mỗi lần nhai kỹ một đến 2 viên sau khi ăn hay bất kỳ lúc nào có cảm giác nặng bụng, có thể ngậm và dùng 3-6 lần mỗi ngày. Trẻ em sử dụng 0,3ml sau các bữa ăn tương đương 6 giọt và dùng 3-5 lần mỗi ngày. Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Air-X của Công ty Austrapharm tổ chức chuyên đề "Điều trị rối loạn tiêu hóa". Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, gửi câu hỏi về chương trình tại: suckhoe@vnexpress.net để được các bác sĩ tư vấn, trả lời. |