Ngày 11/7/1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard ký một hợp đồng lao động với Toàn quyền Đông Dương để đến Hà Nội làm việc trong 6 tháng. Nhưng ông
không ngờ rằng chuyến đi sẽ kéo dài tới 10 năm. Đây cũng là 10 năm đỉnh cao trong sự nghiệp của vị kiến trúc sư người Pháp, khiến ông được nhắc
tên cho đến tận ngày nay.
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi mới đặt chân đến Đông Dương, người Pháp đã đưa toàn bộ phong cách Tân cổ điển đang thịnh hành tại châu Âu thời bấy giờ áp đặt vào xây dựng tại Việt Nam. Phủ toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) hay Nhà thờ Lớn Hà Nội là các công trình tiêu biểu.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, các kiến trúc sư Pháp đã nhận thấy nhiều bất cập khi sao chép các công trình nổi tiếng tại quê nhà. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa xứ Đông Dương cùng những vật liệu, tay nghề thợ Việt Nam hoàn toàn khác so với kỹ thuật xây dựng phát triển và khí hậu ôn đới ở châu Âu, với các công trình phần lớn được xây dựng bằng đá.
Để giải quyết bài toán hóc búa này, một phong cách kiến trúc mới đã ra đời - phong cách Indochine (Đông Dương). Trên cương vị Kiến trúc sư trưởng kiêm Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Đông Dương, Ernest Hébrard được xem là người đặt nền móng cho phong cách kiến trúc hoàn toàn mới, được giới thượng lưu bản địa đặc biệt ưa chuộng.
Vị kiến trúc sư người Pháp đã kết hợp hài hòa và táo bạo vẻ đẹp sang trọng, lãng mạn, và phóng khoáng của kiến trúc châu Âu với nét mộc mạc, hoài cổ và huyền bí mang cảm hứng Á Đông để tạo thành phong cách Đông Dương. Sự giao thoa tinh tế và giàu cảm xúc đó khiến Indochine được nhiều người ví von là "nụ hôn kiểu Pháp lãng mạn trên môi cô nàng Á Đông".
Tuyệt tác đầu tiên được Ernest Hébrard tiên phong thử nghiệm theo lối kiến trúc Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội (phố Lê Thánh Tông), xây dựng năm 1924.
Theo thiết kế ban đầu, đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều chất liệu kiến trúc Á Đông, như bộ mái ngói nhiều lớp hình bát giác hay hoa văn trang trí mặt tiền hình chữ triện - vốn rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ.
Cũng trong năm 1924, kiến trúc sư E. Hébrard thiết kế công trình Sở Tài chính Đông Dương, nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao (phố Tôn Thất Đảm). Theo TS.KTS. Trần Quốc Bảo (Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng), mặc dù về mặt tổ chức không gian chức năng, "đứa con tinh thần" của Hébrard được thiết kế hoàn toàn theo phong cách kinh điển của các toà nhà hành chính Pháp lúc bấy giờ, nhưng tác giả đã khéo léo kết hợp với các hình thức kiến trúc phương Đông để tạo ra những nét bay bổng, hài hoà với cảnh quan. Trong đó, điểm nhấn là bộ mái ngói với rất nhiều lớp lớn nhỏ cùng những ô văng dốc trên các cửa sổ, có ý nghĩa lớn trong việc chống nắng, che mưa, phù hợp với khí hậu nhiệt đới bản địa.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Louis Finot) - một trong những tác phẩm để đời của E. Hébrard cũng là một công trình tiêu biểu cho phong cách này. Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo phục vụ mục đích trưng bày nên chỉ gồm hai thành phần chính: Sảnh hình bát giác và một phòng trưng bày lớn, tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp khéo léo. "Hồn Việt" trong công trình thể hiện ở hệ thống mái chồng mái, đặc biệt là trên khối sảnh bát giác và ở các không gian phụ trợ. Bên cạnh đó, các cửa thông gió và lấy sáng cũng được xử lý khéo léo theo ngôn ngữ kiến trúc Á Đông.
Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi làm nên vẻ đẹp vượt thời gian cùng sức sống trường tồn của các công trình phong cách Indochine là sự giao thoa giữa quy mô rộng lớn, bề thế, không gian sử dụng hiện đại theo chuẩn mực Pháp với nét tinh tế, đằm thắm và vẻ ngoài e ấp đậm chất Á Đông.
Ngày nay, dòng chảy Indochine vẫn là nguồn cảm hứng bất tận để người Việt kiến tạo nên những công trình, dự án hiện đại, tầm cỡ. Nổi bật trong số đó là bộ đôi tòa tháp The Tonkin - "Dấu ấn kiêu hãnh" tại "thành phố quốc tế" sôi động và đa sắc màu Vinhomes Smart City (Hà Nội).
The Tonkin là phân khu cao cấp tiên phong đưa phong cách Indochine đầy mê hoặc vào thiết kế cảnh quan và tiện ích của một chung cư hạng sang. Nơi đây mang đến cho các cư dân không gian sống thượng lưu, thanh lịch với những đường nét đặc trưng khó trộn lẫn.
Đó là bể bơi nhiệt đới Indochine Resort gần 1.000m2 được thiết kế như một ốc đảo nghỉ dưỡng 5 sao phong cách quý tộc Á Đông. Cùng với đó, chủ nhân căn hộ được tận hưởng không gian đậm chất nghệ thuật với những bức phù điêu, thác nước, đường dạo vườn trúc Bamboo Path, vườn dạo nhiệt đới Palm Garden, tháp đồng hồ The Goddess... được tạo tác như những tác phẩm nghệ thuật mang hơi thở phương Đông. Đây là nơi cư dân vừa được trải nghiệm nhịp sống thành thị sôi động vừa được tận hưởng cảm giác bình yên thư thái.
Dấu ấn kiến trúc Indochine hoài niệm mà phóng khoáng, trang nhã mà lãng mạn còn được tích hợp tinh tế trong từng hạng mục nội khu, như sảnh lễ tân, phòng sinh hoạt cộng đồng hay không gian vui chơi trẻ em... Cùng với đó, hệ sinh thái thu nhỏ với trọn vẹn tiện ích hiện đại ngay dưới chân nhà, từ mua sắm, ẩm thực tới vui chơi giải trí, rèn luyện thể thao... hứa hẹn mang đến không gian sống nổi bật và phong cách sống khác biệt cho cư dân.
"Trước đây, phong cách Indochine chỉ giới hạn trong những công trình mang tính biểu tượng, những biệt thự sang trọng hay những khách sạn và
các khu resort nghỉ dưỡng xa hoa. Việc đưa thiết kế Đông Dương vào không gian cảnh quan và tiện ích sống của một dự án nhà ở cao cấp như The
Tonkin có thể xem là bước chuyển dịch đột phá mang tới những giá trị vượt trội cho khách hàng", Kiến trúc sư Nguyễn Minh Đức, Giám đốc thiết kế
một công ty tư vấn kiến trúc tại Hà Nội, đánh giá.
"Đây chính là điểm đến lý tưởng cho những chủ nhân sống hiện đại nhưng vẫn muốn lưu giữ chút hoài niệm quá khứ, sống hội nhập nhưng luôn mang
trong mình niềm tự hào, tự tôn về những nét tinh hoa, hồn cốt dân tộc. Họ không chỉ dư dả về vật chất mà còn giàu có về tri thức và văn hóa",
Kiến trúc sư Minh Đức phân tích.
Năm 2021 đánh dấu đúng 100 năm người được mệnh danh là "cha đẻ" của phong cách kiến trúc Đông Dương đặt chân đến Việt Nam. Bằng sự tìm tòi, thử nghiệm mang tính đột phá, E. Hébrard đã chứng minh được rằng sự kết hợp giữa tính hiện đại và tính dân tộc sẽ tạo ra những công trình độc đáo, gần gũi với người Việt nhưng cũng không xa lạ với thế giới. Giờ đây, The Tonkin chính là phiên bản đột phá, đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình thế kỷ của phong cách kiến trúc Indochine đặc sắc và đầy hồn Việt.
Yên Chi
Thiết kế: Tấn Nguyễn