Thứ ba, 21/5/2019, 20:00 (GMT+7)

Hành trình chinh phục thị trường Mỹ của NutiFood

Công ty đầu tư dây chuyền mới hơn một triệu USD, mất 2 năm làm việc với FDA Hoa Kỳ để kiểm định quy trình, sản phẩm; nghiên cứu công thức, tìm khẩu vị phù hợp người dùng.

NutiFood vừa hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2018 tại thị trường Mỹ, chỉ sau một năm dòng sữa cho trẻ biếng ăn Pedia Plus vào quốc gia này. Đơn vị đang tiến tới lộ trình tiếp theo - mang các dòng sữa khác trong danh mục hơn 200 sản phẩm của mình xuất ngoại.

Nhớ lại những ngày đầu tiên tìm "visa" cho sữa Việt vào Mỹ, bác sĩ Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood cho biết đó là khoảng thời gian không thể quên, gần như đã huy động mọi nguồn lực tốt nhất, tâm huyết nhất cho dự án. Bởi sản phẩm Việt Nam vào Mỹ chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt với dòng sữa đặc trị vì thị trường này chính là nơi khai sinh các công ty sữa dinh dưỡng hàng đầu thế giới với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực mạnh, thị phần dẫn đầu.

Gần 20 năm trước, gây dựng nên hãng sữa NutiFood không phải thương nhân, mà là bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Ở góc độ đó, những người sáng lập đặt ra nguyên tắc sản phẩm ra đời trước hết phải đáp ứng nhu cầu cộng đồng. Sau khi đạt kết quả khả quan trong nước, năm 2016, dòng sữa chuyên cho trẻ biếng ăn (sản phẩm chủ lực của NutiFood) nhắm tới một trong những thị trường khó tính nhất thế giới là Mỹ.

Chọn mặt hàng nào xuất khẩu cũng là vấn đề quan trọng mà mọi thứ bắt đầu từ chữ duyên. Đại diện NutiFood cho biết sau nhiều năm hợp tác làm ăn, một số đối tác nước ngoài có đặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm của đơn vị, trong đó có Delori. Đây cũng một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu về các loại nước giải khát probiotic, sữa chua cho Mỹ.

Ông Jaime Brown - Chủ tịch Công ty thực phẩm Delori cho biết, khi tìm hiểu về mặt hàng sữa, những dòng sản phẩm dinh dưỡng để mở rộng phân phối, ông ấn tượng với NutiFood. Bởi sữa đặc trị cho trẻ biếng ăn, thấp còi rất có tiềm năng kinh doanh tại Mỹ.

"NutiFood lọt vào tầm ngắm vì giữ thị phần số một trong thị trường sữa đặc trị Việt Nam, với hàng loạt sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận như GrowPlus+ suy dinh dưỡng, NutiFit cho trẻ béo phì, Pedia Plus cho trẻ biếng ăn...", vị chủ tịch của Delori nói.

Ban đầu, đơn vị muốn nhập khẩu sữa chua men sống. Khi NutiFood mang các sản phẩm ra giới thiệu thì các loại sữa chua và sữa bột pha sẵn bất ngờ  được quan tâm đặc biệt.

"Nhưng do sữa chua hạn dùng ngắn, không thuận tiện trong khâu vận chuyển nên chúng tôi tạm gác. Delori hào hứng với sữa đặc trị Pedia Plus pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn, thấp còi và quyết định đưa dòng sản phẩm này vào thị trường Mỹ", bác sĩ Lệ kể lại.

Muốn bán sữa Việt ở Mỹ không phải chỉ đơn giản mang sản phẩm đặt lên kệ, mà mất một quá trình gian nan để sữa được cấp "visa". Ông Jaime Brown - Chủ tịch Công ty thực phẩm Delori cho biết hai bên đã phải nỗ lực không ngừng.

Muốn tiến vào đây, cũng theo công thức khi làm sữa đặc trị tại Việt Nam, đầu tiên các chuyên gia dinh dưỡng phải tìm hiểu đặc điểm thể trạng của trẻ em Mỹ. Khi thấy trẻ có nhu cầu, tức là đã có điều kiện cần, các bác sĩ tiếp tục hoàn thiện điều kiện đủ - đó là hương vị phù hợp cảm quan, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng FDA.

Dòng sữa đặc trị được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, mà một chút điều chỉnh cũng có thể làm thay đổi hương vị. Ví dụ kẽm sẽ làm sữa tanh; sắt có vị đắng... Chưa kể khẩu vị trẻ em Mỹ có những khác biệt với Việt Nam, nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có thành phẩm phù hợp, được người dùng yêu thích. Để đo lường mức độ phù hợp cảm quan, Pedia Plus được đơn vị phân phối là Delori thử nghiệm tại Mỹ trong hơn một năm. Việc thực thi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kiểm tra chất lượng của FDA; tiếp nhận đánh giá của khách hàng qua hệ thống siêu thị tại Mỹ và ghi nhận phản hồi từ phía người dùng thử.

Bước quan trọng và khó khăn nhất là chất lượng sản phẩm phải được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận để có tấm giấy thông hành xuất khẩu. NutiFood mất 6 tháng để kiện toàn nhà máy, dây chuyền sản xuất cũng như con người mới đạt những tiêu chuẩn mà FDA đề ra với hơn một triệu USD đầu tư thiết bị.

Bác sĩ Trần Thị Lệ cho biết, từ dây chuyền sản xuất đến thành phẩm cuối cùng đều phải đáp ứng quy định của FDA. Nhà máy bên cạnh việc đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) cần phải đạt thêm hàng chục các yêu cầu khắt khe khác do FDA quy định. Nhân sự chủ chốt tham gia trong quy trình sản xuất chế biến phải được đào tạo và FDA cấp giấy chứng nhận.

Kết quả, sau 2 năm đàm phán với đối tác Delori đồng thời làm việc với tổ chức FDA Hoa Kỳ, sản phẩm của NutiFood được tổ chức kiểm nghiệm độc lập Michelson Laboratories (Mỹ) cấp giấy chứng nhận, nhà máy đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của FDA, người tiêu dùng Mỹ phản hồi tích cực.

Theo ông Jaime Brown - Chủ tịch Delori, 3 yếu tố kể trên chính là giấy thông hành để đơn vị phân phối sữa NutiFood vào Mỹ. Ngày 18/1/2018, NutiFood chính thức ký hợp đồng với Delori để đưa dòng sữa bột pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus vào hơn 300 siêu thị tại bang Califonia thuộc hệ thống phân phối của Delori.

Theo thỏa thuận giữa 2 bên, mỗi tháng Delori nhập ít nhất 42 container sữa bột pha sẵn (một container khoảng 2.200 thùng). Phía NutiFood đặt mục tiêu doanh thu xuất khẩu tại thị trường Mỹ đạt 100 triệu USD trong 5 năm tới. 

Theo ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp Hội sữa Việt Nam, ngành sữa đang tăng trưởng khá nhanh với mức 15-17% một năm. Đây cũng là mặt hàng được kỳ vọng xuất khẩu ổn định, dù mục tiêu ngành đặt ra còn khiêm tốn, với mức 150-200 triệu USD một năm. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên kết với các Viện nghiên cứu về dinh dưỡng tạo ra sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm sữa Việt Nam đang xuất khẩu tại nhiều thị trường châu Á và Trung Đông, chủ yếu với dòng sữa nước, sữa chua...

Sữa bột pha sẵn của NutiFood là một trong những sản phẩm của Việt Nam xuất bán ra nước ngoài, đặc biệt ở thị trường khó tính nhất là Mỹ. 

Trong tương lai, Nutifood sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có lượng tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Á; đầu tư nhà máy nước ngoài để sản xuất các sản phẩm được ưa chuộng khác như sữa chua.

Cụ thể, ngoài thị trường Mỹ, NutiFood đang tăng cường xuất khẩu sang Philippines, Myanmar, Lào, Campuchia, Trung Quốc. Riêng tại Philippines, ở phân khúc sữa dành cho người bệnh, Enplus của NutiFood đang đứng thứ ba thị trường, với doanh thu khoảng một triệu USD một năm.

Theo công bố của Nielsen hồi tháng 2, tại Việt Nam, ở cả kênh bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại (trừ siêu thị MM Mega Market Việt Nam) trong năm 2018, nhãn hàng Growplus+ của NutiFood đứng đầu về sản lượng trong phân khúc sữa bột pha sẵn (sữa dinh dưỡng pha sẵn) với thị phần 33,8%. Sữa này dùng trong trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn, chậm tăng cân...

Hiện NutiFood sở hữu 25 dòng sản phẩm, đáp ứng cho những nhu cầu chuyên biệt và dinh dưỡng hằng ngày cho người tiêu dùng. Để mở rộng sản xuất, phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, công ty đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng mở thêm một nhà máy mới rộng 20 ha ở Khu công nghiệp Sóng Thần 3 (Bình Dương) và mở rộng thêm 10 ha nhà máy tại tỉnh Hưng Yên.

Tiếp nối hành trình mang sản phẩm xuất ngoại, NutiFood hợp tác với tập đoàn Backahill của Thụy Điển, thành lập liên doanh sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm làm từ sữa đến thị trường châu Âu và châu Á. Đầu năm nay, công cũng liên doanh với Asahi Group Foods (Nhật Bản) để đưa các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật vào thị trường Việt Nam. Tìm hiểu thêm tại đây.