Nhiều bằng chứng ủng hộ cho sao Hỏa trước đây từng có những điều kiện cho sự sống phát triển hơn so với ngày nay, nhưng liệu các sinh vật sống có tồn tại hay không vẫn còn là bí ẩn.
Các tàu thăm dò Viking giữa thập niên 1970 đã thực hiện những thí nghiệm được thiết kế nhằm xác định các vi sinh vật trong đất sao Hỏa ở những vị trí chúng đổ bộ và đã cho kết quả khả quan, bao gồm sự tăng tạm thời của sản phẩm CO2 khi trộn những mẫu đất với nước và khoáng chất... mặt khác cũng có những bằng chứng về sự tồn tại của Oxy và hơi nước trong khí quyển sao Hỏa. Tuy nhiên, dấu hiệu về sự sống từng có trên sao Hỏa hay không ngày nay vẫn là đề tài tranh cãi trong cộng đồng các nhà khoa học.
Những hành tinh có nước lỏng tồn tại trên bề mặt là những nơi có thể có sự sống phát triển và duy trì. Tuy nhiên do sao Hỏa mất từ trường 3 - 4 tỷ năm trước vì một lý do chưa được xác định. Do không có từ quyển bảo vệ như Trái đất nên khí quyển của sao Hỏa thường xuyên bị gió Mặt Trời (các hạt mang điện phát ra từ Mặt Trời) tấn công. Vì thế ngày nay, áp suất khí quyển của sao Hỏa rất thấp (chỉ bằng khoảng 1/100 khí quyển Trái đất) nên không thể giữ được nước ở dạng lỏng.
Như vậy nếu có dự án cải tạo sao Hỏa thành một Trái Đất thứ hai, về nguyên tắc đầu tiên phải cải tạo từ trường của sao Hỏa để chống lại gió Mặt Trời, tiếp theo là cải tạo khí quyển và đại dương nước. Có hai dạng từ trường tồn tại ở các hành tinh dạng đất đá là "từ trường nội tại" sinh ra do chuyển động tự quay và từ tính của lớp lõi hành tinh (như Trái đất) và "từ trường cảm ứng" do tầng điện ly tạo ra (như sao Kim).
Câu 3: Hành tinh nào nóng nhất hệ Mặt Trời?