Chính phủ Mỹ đảm bảo các hãng xe Trung Quốc có sự tiếp cận công bằng và bình đẳng vào thị trường Mỹ là mong muốn của Nio. Lúc này, Nio đang tiếp tục mở rộng ra thị trường thế giới và gia nhập vào các khu vực mới ở châu Âu.
William Li, nhà sáng lập kiêm CEO của Nio, tin rằng các hãng xe Trung Quốc phải đối mặt với nhiều trở ngại khi bán xe ở Mỹ, cũng như đó đơn giản là do chính trị và chế độ bảo hộ, trái ngược gần như hoàn toàn với cách mà Tesla được chào đón ở Trung Quốc, nơi hãng xe điện Mỹ tăng trưởng nhanh ra sao.
"Thế giới nên cởi mở hơn và dừng việc chính trị hóa kinh doanh", Li nói với Financial Times, thêm "không khí chính trị toàn cầu đã trở nên khác hoàn toàn từ khi chúng tôi thành lập hãng vào năm 2015, đặc biệt sau khi đại dịch gây chia rẽ và phản kháng". Li cũng cho rằng khách hàng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn xe năng lượng mới, vậy tại sao những sản phẩm này không thể đến với khách hàng Mỹ.
Li nói mức thuế cao đánh vào xe sản xuất ở Trung Quốc khiến họ gặp khó khăn khi đưa sản phẩm đến Mỹ. Ngoài ra, vẫn không thể chắc chắn về những chính sách ưu đãi từ gói hỗ trợ giảm lạm phát.
Theo Li, 75% các nhà đầu tư của Nio đến từ bên ngoài Trung Quốc, và hãng đã niêm yết tại Mỹ dù chưa bán xe tại quốc gia này. Nio cũng đã có trụ sở ở Mỹ. Có nghĩa lúc này, hãng chỉ chờ thời cơ để bắt đầu kinh doanh.
Tại Trung Quốc, thị phần của Nio, gồm cả xe điện và hybrid sạc điện, giảm từ 2,3% trong quý I xuống 1,3% trong quý II, với tổng số xe giao cho khách hàng là 23.520 xe. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới, Nio có thể tăng trưởng trong thời gian tới nhờ những tác động từ xu hướng chung.
Nio hiện đầu tư mạnh tay vào châu Âu, nơi xe điện được hưởng những mức ưu đãi hào phóng và đặc biệt bán chạy ở một số quốc gia. Hãng xe Trung Quốc cũng đang triển khai một mạng lưới trạm đổi pin ở châu Âu như một cách để tạo sự khác biệt trước các đối thủ.
Mỹ Anh