Đợt "xuân vận" về quê ăn Tết của người Trung Quốc bắt đầu từ hôm 13/1. Giới chức ước tính 8,5 triệu chuyến đi đã diễn ra chỉ trong ngày đầu tiên. Năm ngoái, 2,98 tỷ chuyến được ghi nhận suốt kỳ nghỉ Tết dài 40 ngày.
Trong số trên, lượng người chọn xe máy là phương tiện về quê không ít, đặc biệt là ở phía nam Trung Quốc. Trong ảnh, hàng nghìn người đang đợi tiếp nhiên liệu miễn phí ở một trạm xăng thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.
Đợt "xuân vận" về quê ăn Tết của người Trung Quốc bắt đầu từ hôm 13/1. Giới chức ước tính 8,5 triệu chuyến đi đã diễn ra chỉ trong ngày đầu tiên. Năm ngoái, 2,98 tỷ chuyến được ghi nhận suốt kỳ nghỉ Tết dài 40 ngày.
Trong số trên, lượng người chọn xe máy là phương tiện về quê không ít, đặc biệt là ở phía nam Trung Quốc. Trong ảnh, hàng nghìn người đang đợi tiếp nhiên liệu miễn phí ở một trạm xăng thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.
Chỉ riêng tại Quảng Đông, có khoảng nửa triệu chuyến đi bằng xe máy diễn ra mỗi năm. Những người lên thành phố kiếm sống không có lựa chọn nào khác bởi phương tiện công cộng như máy bay, tàu, xe khách thường đắt đỏ và khó mua vé dịp sát Tết. Trong khi đó, mỗi năm họ chỉ có một lần để về quê đoàn tụ với gia đình và con cái.
Chỉ riêng tại Quảng Đông, có khoảng nửa triệu chuyến đi bằng xe máy diễn ra mỗi năm. Những người lên thành phố kiếm sống không có lựa chọn nào khác bởi phương tiện công cộng như máy bay, tàu, xe khách thường đắt đỏ và khó mua vé dịp sát Tết. Trong khi đó, mỗi năm họ chỉ có một lần để về quê đoàn tụ với gia đình và con cái.
Ngay khi Guo vừa tan trường, bố mẹ đã trùm áo mưa và buộc chặt cô bé ở sau xe máy cùng đống hành lý và quà cáp để lên đường về quê. Họ sẽ vượt hơn 400 km từ Giang Môn, tỉnh Quảng Đông về khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Ngay khi Guo vừa tan trường, bố mẹ đã trùm áo mưa và buộc chặt cô bé ở sau xe máy cùng đống hành lý và quà cáp để lên đường về quê. Họ sẽ vượt hơn 400 km từ Giang Môn, tỉnh Quảng Đông về khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Ngoài áo mưa dày, áo phản quang, găng tay, mũ bảo hiểm, nhiều người còn dùng túi nilon bọc giày để tránh rét và ướt trong thời tiết mưa gió.
Ngoài áo mưa dày, áo phản quang, găng tay, mũ bảo hiểm, nhiều người còn dùng túi nilon bọc giày để tránh rét và ướt trong thời tiết mưa gió.
Nữ cảnh sát giúp một cậu bé đeo chiếc vòng cảnh báo phản quang quanh chân.
Chang He, đạo diễn một bộ phim tài liệu năm 2011 về những chuyến "xuân vận" của người Trung Quốc, cho hay đoàn làm phim đã nghe nhiều câu chuyện bi thương dọc đường đi của họ. Một người kể rằng có đôi vợ chồng nọ chở con về quê. Đứa trẻ được cho ngồi giữa bố mẹ và ôm chặt để tránh mưa rét. Tuy nhiên, khi về tới nơi, họ mới nhận ra đứa con đã tử vong vì ngạt thở.
Nữ cảnh sát giúp một cậu bé đeo chiếc vòng cảnh báo phản quang quanh chân.
Chang He, đạo diễn một bộ phim tài liệu năm 2011 về những chuyến "xuân vận" của người Trung Quốc, cho hay đoàn làm phim đã nghe nhiều câu chuyện bi thương dọc đường đi của họ. Một người kể rằng có đôi vợ chồng nọ chở con về quê. Đứa trẻ được cho ngồi giữa bố mẹ và ôm chặt để tránh mưa rét. Tuy nhiên, khi về tới nơi, họ mới nhận ra đứa con đã tử vong vì ngạt thở.
Wang Zhengnian cùng vợ và ba người bạn lái xe tới 1.350 km suốt 5 ngày để về quê. Họ khởi hành từ sáng sớm đến tối mịt, dưới trời mưa, qua những đoạn đường gồ ghề và thường không ăn gì. Tới đêm, cả 5 người ngủ chung một phòng trong khách sạn giá rẻ để tiết kiệm tiền. Họ cũng không có điện thoại và phải dựa vào các bản đồ giấy để tìm đường khiến không ít lần rơi vào cảnh đi lạc.
Hàng năm, các chính quyền, công ty và tình nguyện viên địa phương đều cố gắng hỗ trợ để những người đi làm xa về quê đỡ vất vả hơn. Các trạm cung cấp xăng miễn phí, bảo dưỡng xe, sưởi ấm và đồ ăn nóng đã được thiết lập dọc các trục đường lớn. Năm nay, các công ty bảo hiểm bắt đầu phục vụ các chuyến xe buýt miễn phí đến một số vùng.
Wang Zhengnian cùng vợ và ba người bạn lái xe tới 1.350 km suốt 5 ngày để về quê. Họ khởi hành từ sáng sớm đến tối mịt, dưới trời mưa, qua những đoạn đường gồ ghề và thường không ăn gì. Tới đêm, cả 5 người ngủ chung một phòng trong khách sạn giá rẻ để tiết kiệm tiền. Họ cũng không có điện thoại và phải dựa vào các bản đồ giấy để tìm đường khiến không ít lần rơi vào cảnh đi lạc.
Hàng năm, các chính quyền, công ty và tình nguyện viên địa phương đều cố gắng hỗ trợ để những người đi làm xa về quê đỡ vất vả hơn. Các trạm cung cấp xăng miễn phí, bảo dưỡng xe, sưởi ấm và đồ ăn nóng đã được thiết lập dọc các trục đường lớn. Năm nay, các công ty bảo hiểm bắt đầu phục vụ các chuyến xe buýt miễn phí đến một số vùng.
Anh Ngọc (Ảnh: IC)