Các lãnh đạo cuộc biểu tình ước tính ít nhất một triệu người tụ tập chống chính phủ gần Tượng đài Dân chủ để diễu hành có tổ chức xuyên thủ đô Bangkok. Trong khi đó, RT dẫn số liệu của cảnh sát cho biết khoảng 200.000 người hôm qua đổ ra đường, trong cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc bạo động chính trị năm 2010. Ảnh: AFP Cuộc tụ tập diễn ra trong bối cảnh có tuyên bố cho rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị anh trai bà, cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, kiểm soát. Các cuộc biểu tình bắt đầu cách đây ba tuần nhằm phản đối dự luật ân xá, được cho là nhằm mở đường cho cựu thủ tướng Thaksin về nước. Dự luật đã bị quốc hội bác nhưng người dân vẫn ra đường đòi lật đổ chính phủ. Ảnh: AFP "Chúng ta sẽ không dừng lại kể cả khi bà Yingluck Shinawatra từ chức hay Quốc hội giải tán. Cuộc biểu tình của chúng ta sẽ tiếp tục cho tới khi chúng ta dứt bỏ được chế độ Thaksin", cựu nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ, lãnh đạo biểu tình, Suthep Thaugsuban hôm qua nói trước đám đông. Tuy nhiên ông cũng cho biết "cuộc chiến sẽ kết thúc trong vòng ba ngày". Trong ảnh, ông Suthep (chính giữa) và cựu thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva (trái) hôm qua giơ cao nắm đấm tại Tượng đài Dân chủ. Ảnh: AFP Video: Người biểu tình chống chính phủ đồng ca tại Bangkok Cách đó 15 km, tại sân vận động Rajamangala, khoảng 40.000 người thuộc phe Áo đỏ thân chính phủ cũng biểu tình để thể hiện sự ủng hộ bà Yingluck. Ảnh: AFP Những tấm biển dán ảnh bà Yingluck cùng anh trai Thaksin được giương lên tại sân vận động. Nhiều người thuộc phe Áo đỏ đi xe ôtô từ các tỉnh nông thôn ở phía bắc và đông bắc tới Bangkok. Ảnh: AFP Ông Suthep kêu gọi người biểu tình chống chính phủ hôm nay chia nhỏ và đi tới 13 địa điểm, bắt đầu từ 8h30 sáng. Những địa điểm bao gồm đài truyền hình, căn cứ quân sự, cảnh sát...Ảnh: AFP Người biểu tình chống thủ tướng kêu gọi "một sự dân chủ thực sự với vua là nguyên thủ quốc gia". Tấm biển ghi: "Chúng tôi yêu quý Vua. Chúng tôi yêu Thái Lan". Ảnh: AFP Hàng chục nghìn người đổ ra phố Ratchdamnoen để tham gia biểu tình chống chính phủ ở Bangkok. Ảnh: BangkokPost Kể từ khi trở thành nước quân chủ lập hiến năm 1932, Thái Lan đã chứng kiến 18 cuộc đảo chính hay âm mưu đảo chính. Ảnh: BangkokPost Bà Yingluck, người đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong tuần này, kêu gọi biểu tình hòa bình. "Chính phủ không muốn thấy xung đột dẫn đến bạo lực", bà viết trên Facebook, và nói thêm rằng bất chấp những sự giận dữ trên đường phố, nước này vẫn chưa đi đến "ngõ cụt". Ảnh: BangkokPost Trọng GiápDự luật có thể đưa Thaksin về nước bị bác