Trở về sau chuyến khám phá Hang Táu (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu), Nguyễn Hồng Dương (24 tuổi, Hà Nội) quyết định giữ lại những bức ảnh nguyên bản nhất, không chỉnh sửa, bởi quá ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.
Trở về sau chuyến khám phá Hang Táu (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu), Nguyễn Hồng Dương (24 tuổi, Hà Nội) quyết định giữ lại những bức ảnh nguyên bản nhất, không chỉnh sửa, bởi quá ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.
Hang Táu nằm trong thung lũng cách trung tâm Mộc Châu gần 20 km. Ở đây có bãi cỏ xanh, những căn nhà gỗ của người H’Mông tạo thành cụm biệt lập, được bao bọc bởi núi rừng.
Hang Táu nằm trong thung lũng cách trung tâm Mộc Châu gần 20 km. Ở đây có bãi cỏ xanh, những căn nhà gỗ của người H’Mông tạo thành cụm biệt lập, được bao bọc bởi núi rừng.
Nơi đây được ví như một ngôi làng nguyên thuỷ bởi bởi không có điện lưới, không có internet, không có sóng điện thoại.
Nơi đây được ví như một ngôi làng nguyên thuỷ bởi bởi không có điện lưới, không có internet, không có sóng điện thoại.
Cảnh quan thiên nhiên ở thung lũng này mỗi mùa lại mang một vẻ đẹp riêng. Vào mùa xuân, trên đường vào Hang Táu du khách sẽ gặp các triền hoa mận khoe sắc bên các nương ngô. Nhưng vào mùa mưa, đường đến thung lũng sẽ vô cùng gập gềnh, dễ trơn trượt.
Cảnh quan thiên nhiên ở thung lũng này mỗi mùa lại mang một vẻ đẹp riêng. Vào mùa xuân, trên đường vào Hang Táu du khách sẽ gặp các triền hoa mận khoe sắc bên các nương ngô. Nhưng vào mùa mưa, đường đến thung lũng sẽ vô cùng gập gềnh, dễ trơn trượt.
Thực chất Hang Táu là một khu canh tác, sản xuất nông nghiệp rộng khoảng 1 ha, có 20 hộ dân người H’Mông. Do có khung cảnh hoang sơ, hữu tình nên vài năm gần đây làng được các tín đồ du lịch biết đến.
Thực chất Hang Táu là một khu canh tác, sản xuất nông nghiệp rộng khoảng 1 ha, có 20 hộ dân người H’Mông. Do có khung cảnh hoang sơ, hữu tình nên vài năm gần đây làng được các tín đồ du lịch biết đến.
Theo Hồng Dương, đặc sản của thung lũng này là tiếng gia cầm, gia súc, tiếng chim hót và vào mỗi cuối tuần còn có thêm tiếng trẻ con chơi đùa.
Theo Hồng Dương, đặc sản của thung lũng này là tiếng gia cầm, gia súc, tiếng chim hót và vào mỗi cuối tuần còn có thêm tiếng trẻ con chơi đùa.
"Mọi thứ đều rất nguyên bản, những âm thanh tự nhiên khi hợp cùng với nhau tạo cho người nghe cảm giác bình yên chứ không ồn ào", Dương nói.
"Mọi thứ đều rất nguyên bản, những âm thanh tự nhiên khi hợp cùng với nhau tạo cho người nghe cảm giác bình yên chứ không ồn ào", Dương nói.
Khung cảnh một chiều thứ 7 ở Hang Táu, trên những bãi cỏ trống sau nhà gỗ.
Đến Hang Táu, du khách được trải nghiệm đời sống giản đơn của người H'Mông, có thể tham gia trồng trọt, chăn nuôi, đào măng và học cách thêu váy của người dân. Nếu du khách ở qua đêm sẽ được thưởng thức khoai nướng bên than hồng và lắng nghe tiếng côn trùng kêu râm ran.
Đến Hang Táu, du khách được trải nghiệm đời sống giản đơn của người H'Mông, có thể tham gia trồng trọt, chăn nuôi, đào măng và học cách thêu váy của người dân. Nếu du khách ở qua đêm sẽ được thưởng thức khoai nướng bên than hồng và lắng nghe tiếng côn trùng kêu râm ran.
Điểm đến này chưa được định vị chính xác trên Google Maps. Du khách muốn tới đây có thể tìm kiếm "Tà Số" rồi tiếp tục hỏi đường. Anh Hồng Dương chia sẻ, đường di chuyển vào làng khá khó đi. Du khách cần sử dụng xe máy để di chuyển đoạn đường khoảng hơn 7 km đất đá gập ghềnh, vượt nhiều đoạn dốc và bùn đất trơn trượt nếu trời mưa.
Điểm đến này chưa được định vị chính xác trên Google Maps. Du khách muốn tới đây có thể tìm kiếm "Tà Số" rồi tiếp tục hỏi đường. Anh Hồng Dương chia sẻ, đường di chuyển vào làng khá khó đi. Du khách cần sử dụng xe máy để di chuyển đoạn đường khoảng hơn 7 km đất đá gập ghềnh, vượt nhiều đoạn dốc và bùn đất trơn trượt nếu trời mưa.
Khoảng 2 năm trở lại đây, người dân tộc H'Mông ở Hang Táu đã dần chuyển hướng sang làm du lịch. Họ thu vé vào Hang Táu giá 30.000 đồng một người. Ngoài ra còn có dịch vụ xe ôm đưa/đón khách 150.000 đồng cho hai chiều. Du khách có thể mua gà của người dân và nhờ họ chế biến hộ nhưng đừng mang thức ăn vào làng.
Khoảng 2 năm trở lại đây, người dân tộc H'Mông ở Hang Táu đã dần chuyển hướng sang làm du lịch. Họ thu vé vào Hang Táu giá 30.000 đồng một người. Ngoài ra còn có dịch vụ xe ôm đưa/đón khách 150.000 đồng cho hai chiều. Du khách có thể mua gà của người dân và nhờ họ chế biến hộ nhưng đừng mang thức ăn vào làng.
Thanh Thúy
Ảnh: Hồng Dương