Hai ngày qua, quần thể cây sưa di sản ở sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, ngoại ô thành phố Tam Kỳ bung nở vàng rực, chiếm trọn không gian.
Thời điểm này ruộng lúa chín vàng tạo nên bức tranh phong cảnh làng quê thơ mộng khi nhìn từ trên cao. Dưới bóng cây sưa, gió sông thổi vào, không gian thoáng, người đến tham quan như trẩy hội.
Cây sưa vàng thường gọi giáng hương ấn, tên khoa học Pterocarpus indicus Willd. Cây cao 15-25 m, đường kính thân 0,5-3,5 m, hoa màu vàng, mùi thơm nhẹ. Gỗ sưa có thể dùng làm đồ gia dụng, mỹ nghệ.
Hai ngày qua, quần thể cây sưa di sản ở sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, ngoại ô thành phố Tam Kỳ bung nở vàng rực, chiếm trọn không gian.
Thời điểm này ruộng lúa chín vàng tạo nên bức tranh phong cảnh làng quê thơ mộng khi nhìn từ trên cao. Dưới bóng cây sưa, gió sông thổi vào, không gian thoáng, người đến tham quan như trẩy hội.
Cây sưa vàng thường gọi giáng hương ấn, tên khoa học Pterocarpus indicus Willd. Cây cao 15-25 m, đường kính thân 0,5-3,5 m, hoa màu vàng, mùi thơm nhẹ. Gỗ sưa có thể dùng làm đồ gia dụng, mỹ nghệ.
Theo tư liệu của nhiều dòng họ, làng Hương Trà được đặt tên năm Cảnh Hưng thứ 27 (1767), thời vua Lê Hiển Tông. Làng nằm trên cồn cát bồi ven sông nên người dân hàng năm phải đắp đê và trồng sưa để ngăn xói lở, bão lũ và giữ đất.
Từ đó trở thành thông lệ, hàng năm dân làng lại đắp đê lớn dần. Qua thời gian, cây sưa lớn dần lên, cành lá sum suê giữ chắc cho đường đê và ngôi làng bình yên trước phong ba bão lũ.
Tuyến đê năm xưa hiện trở thành đường đi lại với hơn 50 cây có tuổi đời hơn 100 năm tuổi. Cây lớn tuổi nhất có chu vi tại gốc là 2,7 m, cao 9,2 m và tán rộng hơn 20 m. Đây là đoạn tập trung nhiều sưa nhất làng Hương Trà.
Theo tư liệu của nhiều dòng họ, làng Hương Trà được đặt tên năm Cảnh Hưng thứ 27 (1767), thời vua Lê Hiển Tông. Làng nằm trên cồn cát bồi ven sông nên người dân hàng năm phải đắp đê và trồng sưa để ngăn xói lở, bão lũ và giữ đất.
Từ đó trở thành thông lệ, hàng năm dân làng lại đắp đê lớn dần. Qua thời gian, cây sưa lớn dần lên, cành lá sum suê giữ chắc cho đường đê và ngôi làng bình yên trước phong ba bão lũ.
Tuyến đê năm xưa hiện trở thành đường đi lại với hơn 50 cây có tuổi đời hơn 100 năm tuổi. Cây lớn tuổi nhất có chu vi tại gốc là 2,7 m, cao 9,2 m và tán rộng hơn 20 m. Đây là đoạn tập trung nhiều sưa nhất làng Hương Trà.
Đầu tháng 3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận 9 cây sưa vàng tại làng sinh thái Hương Trà là cây di sản Việt Nam và được đánh số theo thứ tự. Mỗi cây sưa di sản hơn trăm tuổi, cao trung bình trên 8 m, chu vi 2,2 m, cành lá sum suê, có nhiều khối u, đường gân sần sùi, rêu phong phủ quanh thân.
Đầu tháng 3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận 9 cây sưa vàng tại làng sinh thái Hương Trà là cây di sản Việt Nam và được đánh số theo thứ tự. Mỗi cây sưa di sản hơn trăm tuổi, cao trung bình trên 8 m, chu vi 2,2 m, cành lá sum suê, có nhiều khối u, đường gân sần sùi, rêu phong phủ quanh thân.
Từ năm 2017, chính quyền thành phố cũng chọn làng Hương Trà là nơi tổ chức lễ hội mùa hoa sưa. Hôm 5/4, Lễ hội Tam kỳ mua hoa sưa 2024 được khai mạc với cuộc thi đua ghe trên sông Tam Kỳ thu hút hàng nghìn du khách.
Từ năm 2017, chính quyền thành phố cũng chọn làng Hương Trà là nơi tổ chức lễ hội mùa hoa sưa. Hôm 5/4, Lễ hội Tam kỳ mua hoa sưa 2024 được khai mạc với cuộc thi đua ghe trên sông Tam Kỳ thu hút hàng nghìn du khách.
Một nhóm học sinh tham quan cây sưa và chơi trò kéo co dưới tán hoa ở Hương Trà.
Hằng năm, vào độ tháng 4 sưa nở hoa từng chùm và có mùi thơm nhẹ. Hoa nở 2-3 ngày thì rụng, mỗi năm nở 3 đợt.
Hằng năm, vào độ tháng 4 sưa nở hoa từng chùm và có mùi thơm nhẹ. Hoa nở 2-3 ngày thì rụng, mỗi năm nở 3 đợt.
Chị Dương Thị Na diện áo dài chụp ảnh vì rất tượng những cây sưa cổ thụ với lá xanh, tán rộng, hoa vàng nơi đây. "Chiều xuống, ánh nắng vàng nhẹ xuyên qua kẽ lá cho những bức ảnh tuyệt đẹp", chị nói.
Chị Dương Thị Na diện áo dài chụp ảnh vì rất tượng những cây sưa cổ thụ với lá xanh, tán rộng, hoa vàng nơi đây. "Chiều xuống, ánh nắng vàng nhẹ xuyên qua kẽ lá cho những bức ảnh tuyệt đẹp", chị nói.
Võ Thị Hoài Linh (bìa phải) thích vẻ đẹp, không khí mát mẻ của hàng cây di sản. "Mỗi đợt cây nở hoa em cùng bạn bè đến check in", Linh nói.
Võ Thị Hoài Linh (bìa phải) thích vẻ đẹp, không khí mát mẻ của hàng cây di sản. "Mỗi đợt cây nở hoa em cùng bạn bè đến check in", Linh nói.
Ngoài quần thể cây di sản, tại làng Hương Trà người dân trồng hàng trăm cây sưa quanh vườn. Những ngày này, hoa bung nở màu vàng chiếm trọn không gian.
Ngoài quần thể cây di sản, tại làng Hương Trà người dân trồng hàng trăm cây sưa quanh vườn. Những ngày này, hoa bung nở màu vàng chiếm trọn không gian.
Đường Bạch Đằng được trồng cây sưa vàng tạo bóng mát, lúc ra hoa tô điểm cho con đường.
Sưa vàng có đặc điểm tán rộng, dễ nhân giống, tăng trưởng nhanh ở các năm đầu. Thân hợp trục phía ngọn, rễ bạnh khó đổ, cành nhánh dẻo và khó gãy, quả không có thịt. Mùa mưa bão, cây rụng hết lá nên khó bị đổ ngã.
Ông Nguyễn Minh Nam, Phó chủ tịch thành phố Tam Kỳ cho hay ngoài vẻ đẹp, sưa có giá trị kinh tế cao nên phù hợp làm cây đô thị. Thành phố chủ trương bảo tồn và mở rộng diện tích trồng sưa trên địa bàn từ năm 2010. Hướng đến danh hiệu "thành phố hoa vàng", đến nay Tam Kỳ có trên 2.000 cây sưa, chiếm hơn 10% tổng số cây trên địa bàn.
Đường Bạch Đằng được trồng cây sưa vàng tạo bóng mát, lúc ra hoa tô điểm cho con đường.
Sưa vàng có đặc điểm tán rộng, dễ nhân giống, tăng trưởng nhanh ở các năm đầu. Thân hợp trục phía ngọn, rễ bạnh khó đổ, cành nhánh dẻo và khó gãy, quả không có thịt. Mùa mưa bão, cây rụng hết lá nên khó bị đổ ngã.
Ông Nguyễn Minh Nam, Phó chủ tịch thành phố Tam Kỳ cho hay ngoài vẻ đẹp, sưa có giá trị kinh tế cao nên phù hợp làm cây đô thị. Thành phố chủ trương bảo tồn và mở rộng diện tích trồng sưa trên địa bàn từ năm 2010. Hướng đến danh hiệu "thành phố hoa vàng", đến nay Tam Kỳ có trên 2.000 cây sưa, chiếm hơn 10% tổng số cây trên địa bàn.
Đắc Thành