Lý do khá đơn giản, bởi hãng xe Mỹ không thể đi ra ngoài, bắt những con chim và khiến chúng thực hiện hành vi vốn gây ra nhiều phiền toái đối với người sử dụng xe hơi. Và quá trình này được tái tạo trong phòng thí nghiệm, với phân chim giả.
Có tên gọi đơn giản là "thử nghiệm phân chim", đây là một trong những thử thách khó khăn để tạo ra sơn mới. Các bề mặt của thân xe được xịt một hỗn hợp axit photphoric và chất tẩy, cũng như phấn hoa nhân tạo, trước khi cho vào lò nướng ở mức nhiệt 60-80 độ C.
Các kết quả thử nghiệm được sử dụng để cải tiến sơn xe. Ford còn tinh chỉnh chất tạo màu, nhựa thông và các chất phụ gia, đồng thời các kỹ thuật viên đảm bảo lớp sơn trên một chiếc xe có đúng thành phần để chống lại các chất bẩn, kể cả từ môi trường, thời tiết hay nhiệt độ.
Andre Thierig, quản lý công nghệ sơn của Ford châu Âu cho biết: "Rất nhiều xe phải đỗ một chỗ rất lâu do người dân phải ở trong nhà, nên những con chim để lại dấu ấn của chúng nhiều hơn bình thường. Nên loại bỏ lớp chất thải này trước khi chúng tạo thành lớp quá dày. Nhưng khách hàng của chúng tôi ít nhất có thể nhẹ nhõm hơn nhờ những gì chúng tôi đang làm để bảo vệ sơn xe của họ".
Ngoài việc thử nghiệm sơn xe với phân chim giả, Ford còn thực hiện những thử nghiệm sơn khác nhằm tái hiện các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, từ mức nhiệt dưới 0 tới độ ẩm cao, có muối và vết ố do xăng hoặc dầu bắn lên. Trong một thí nghiệm, mẫu sơn bị chiếu rọi không ngừng nghỉ bởi đèn cực tím tớn 6.000 giờ (250 ngày) trong phòng thí nghiệm, nhằm tái hiện tác động của ánh nắng mặt trời lên lớp sơn ở nơi sáng nhất trên thế giới.
Mỹ Anh (Theo Carscoops)