Đây là lần thứ hai hội chợ búp bê được tổ chức ở TP HCM.
Võ Nguyễn Hoàng Quân (thành viên Ban tổ chức) cho biết, hội chợ lần này có quy mô hơn, gần 40 gian hàng của Việt Nam và Hàn Quốc cùng tham dự.
"Đây là dịp để những người yêu thích, sưu tầm búp bê giao lưu, giới thiệu các sản phẩm của mình, qua đó cũng giúp lan truyền thú chơi này rộng hơn", Quân chia sẻ.
Đây là lần thứ hai hội chợ búp bê được tổ chức ở TP HCM.
Võ Nguyễn Hoàng Quân (thành viên Ban tổ chức) cho biết, hội chợ lần này có quy mô hơn, gần 40 gian hàng của Việt Nam và Hàn Quốc cùng tham dự.
"Đây là dịp để những người yêu thích, sưu tầm búp bê giao lưu, giới thiệu các sản phẩm của mình, qua đó cũng giúp lan truyền thú chơi này rộng hơn", Quân chia sẻ.
Mỗi gian hàng bán một loại búp bê đặc trưng hoặc phụ kiện cho thú chơi này. Mang ra gần chục búp bê giá từ 12 đến 50 triệu đồng, anh Thân Nguyễn An Kha (áo xanh) cho biết, các sản phẩm đều do anh làm thủ công, búp bê cỡ lớn, nguyên kiệu nhập khẩu từ Đức, Nga, có trang phục đính pha lê nên giá cao.
Chỉ vào con búp bê ngoài cùng bên phải, anh Kha cho biết, có giá 50 triệu đồng, mất một tháng để hoàn thiện. "Với cộng đồng chơi búp bê thì giá này không hẳn là cao, có những sản phẩm tôi bán cả gần trăm triệu đồng", người đàn ông 34 tuổi nói.
Mỗi gian hàng bán một loại búp bê đặc trưng hoặc phụ kiện cho thú chơi này. Mang ra gần chục búp bê giá từ 12 đến 50 triệu đồng, anh Thân Nguyễn An Kha (áo xanh) cho biết, các sản phẩm đều do anh làm thủ công, búp bê cỡ lớn, nguyên kiệu nhập khẩu từ Đức, Nga, có trang phục đính pha lê nên giá cao.
Chỉ vào con búp bê ngoài cùng bên phải, anh Kha cho biết, có giá 50 triệu đồng, mất một tháng để hoàn thiện. "Với cộng đồng chơi búp bê thì giá này không hẳn là cao, có những sản phẩm tôi bán cả gần trăm triệu đồng", người đàn ông 34 tuổi nói.
Tại hội chợ có 7 gian hàng đến từ Hàn Quốc. Theo Ban tổ chức, bộ môn búp bê phát triển mạnh ở quốc gia này nên qua hội chợ sẽ giúp cộng đồng giao lưu nhiều hơn.
Tại quầy hàng của mình, ông Lee Sun Joo, 40 tuổi, lần đầu tham gia. Ông Joo cho biết thị trường búp bê phát triển ở Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng chưa thịnh hành ở Việt Nam. Ông Joo mang hàng trăm sản phẩm được làm bằng tay, đóng trong hộp gỗ cùng nhiều phụ kiện vải (mũ, nón, quần, áo). Búp bê có kích cỡ chung 10,5 cm bán với giá từ 3 đến 8 triệu đồng.
Tại hội chợ có 7 gian hàng đến từ Hàn Quốc. Theo Ban tổ chức, bộ môn búp bê phát triển mạnh ở quốc gia này nên qua hội chợ sẽ giúp cộng đồng giao lưu nhiều hơn.
Tại quầy hàng của mình, ông Lee Sun Joo, 40 tuổi, lần đầu tham gia. Ông Joo cho biết thị trường búp bê phát triển ở Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng chưa thịnh hành ở Việt Nam. Ông Joo mang hàng trăm sản phẩm được làm bằng tay, đóng trong hộp gỗ cùng nhiều phụ kiện vải (mũ, nón, quần, áo). Búp bê có kích cỡ chung 10,5 cm bán với giá từ 3 đến 8 triệu đồng.
Chị Trần Thị Thuỳ Trang, 27 tuổi, chuyên bán những loại búp bê làm thủ công bằng len từ chục năm nay. Chị mang ra hội chợ 60 con với giá dao động từ vài trăm nghìn đến hai triệu đồng.
Chị Trần Thị Thuỳ Trang, 27 tuổi, chuyên bán những loại búp bê làm thủ công bằng len từ chục năm nay. Chị mang ra hội chợ 60 con với giá dao động từ vài trăm nghìn đến hai triệu đồng.
Nhiều gian hàng bán các phụ kiện như tóc, quần áo, kẹp tóc, mắt kính... để trang điểm cho búp bê.
Anh Văn Duy Khang bày bán các mô hình mô phỏng lại tướng lĩnh, quân đội thời phong kiến của Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các mô hình samurai, quân đội một số triều đại của Trung Quốc.
Các mô hình đều làm thủ công, có giá trung bình gần hai triệu đồng. Các mô hình anh đều tham khảo trang phục, mũ, áo giáp, vũ khí từ tư liệu lịch sử để chế tác lại giống thật nhất có thể. Cầm trên tay mô hình tướng Trần Khánh Dư và ảnh bức tượng binh sĩ thời Lý - Trần ở chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam), Khang cho biết: "Tôi tham khảo đường nét áo giáp từ bức tượng này bám sát lịch sử trước khi làm sản phẩm".
Anh Văn Duy Khang bày bán các mô hình mô phỏng lại tướng lĩnh, quân đội thời phong kiến của Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các mô hình samurai, quân đội một số triều đại của Trung Quốc.
Các mô hình đều làm thủ công, có giá trung bình gần hai triệu đồng. Các mô hình anh đều tham khảo trang phục, mũ, áo giáp, vũ khí từ tư liệu lịch sử để chế tác lại giống thật nhất có thể. Cầm trên tay mô hình tướng Trần Khánh Dư và ảnh bức tượng binh sĩ thời Lý - Trần ở chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam), Khang cho biết: "Tôi tham khảo đường nét áo giáp từ bức tượng này bám sát lịch sử trước khi làm sản phẩm".
Chị Benya, du khách Thái Lan mua phụ kiện cho búp bê của mình, nhân dịp sang Việt Nam du lịch lần thứ hai. "Ở nước tôi cũng thường tổ chức hội chợ búp bê, nay sang đây gặp bạn mình bán nên tôi mua ủng hộ luôn", cô gái 24 tuổi nói.
Chị Benya, du khách Thái Lan mua phụ kiện cho búp bê của mình, nhân dịp sang Việt Nam du lịch lần thứ hai. "Ở nước tôi cũng thường tổ chức hội chợ búp bê, nay sang đây gặp bạn mình bán nên tôi mua ủng hộ luôn", cô gái 24 tuổi nói.
Bé Thanh, 9 tuổi lựa chọn búp bê cùng phụ kiện với mẹ. Cô gái cho biết, ở nhà hai mẹ con đều thích chơi búp bê nên rất háo hức tham quan hội chợ.
Bé Thanh, 9 tuổi lựa chọn búp bê cùng phụ kiện với mẹ. Cô gái cho biết, ở nhà hai mẹ con đều thích chơi búp bê nên rất háo hức tham quan hội chợ.
Mang theo búp bê từ nhà tới, sau nửa tiếng tham quan, Thanh Mai lựa được vài bộ quần áo, phụ kiện ưng ý cho "cục cưng" của mình, với giá một triệu đồng. "Tôi sưu tập búp bê hai năm nay rồi, cảm giác tự tay diện trang phục làm đẹp cho các em rất thú vị", cô gái 20 tuổi nói.
Mang theo búp bê từ nhà tới, sau nửa tiếng tham quan, Thanh Mai lựa được vài bộ quần áo, phụ kiện ưng ý cho "cục cưng" của mình, với giá một triệu đồng. "Tôi sưu tập búp bê hai năm nay rồi, cảm giác tự tay diện trang phục làm đẹp cho các em rất thú vị", cô gái 20 tuổi nói.
Một cô gái tự chụp ảnh sau khi lựa được phụ kiện đẹp mắt cho búp bê của mình.
Theo BTC, sự kiện được tổ chức trong cuối tuần nên thu hút đông khách, mỗi ngày khoảng 1.000 người tham quan, mua sắm.
Theo BTC, sự kiện được tổ chức trong cuối tuần nên thu hút đông khách, mỗi ngày khoảng 1.000 người tham quan, mua sắm.
Quỳnh Trần - Ngọc Ngân