Ngay từ sáng sớm 19/5, hàng nghìn tăng ni, phật tử kéo về khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc tế chùa Tam Chúc, nơi diễn ra đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của chùa Tam Chúc, cầu gia bị, lễ dâng hương, tụng kinh và nghi thức tắm Phật. Thời tiết Kim Bảng lúc 8h mát mẻ, nắng nhẹ thuận lợi cho đại lễ diễn ra.
Ngay từ sáng sớm 19/5, hàng nghìn tăng ni, phật tử kéo về khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc tế chùa Tam Chúc, nơi diễn ra đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của chùa Tam Chúc, cầu gia bị, lễ dâng hương, tụng kinh và nghi thức tắm Phật. Thời tiết Kim Bảng lúc 8h mát mẻ, nắng nhẹ thuận lợi cho đại lễ diễn ra.
Tham dự đại lễ có bà Lê Thị Thuỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính, Tam Chúc, Thượng toạ Thích Minh Quang, Phó Trụ trì chùa Bái Đính, Tam Chúc, đại diện lãnh đạo các bộ, sở, ngành liên quan cùng tăng ni, phật tử và nhân dân, du khách.
Tham dự đại lễ có bà Lê Thị Thuỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính, Tam Chúc, Thượng toạ Thích Minh Quang, Phó Trụ trì chùa Bái Đính, Tam Chúc, đại diện lãnh đạo các bộ, sở, ngành liên quan cùng tăng ni, phật tử và nhân dân, du khách.
Đọc thông điệp Phật đản năm nay, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết đây là dịp mọi người cùng nhau ôn lại cuộc đời cao thượng, những lời dạy vô ngã vị tha, đầy thương yêu và trí tuệ. Vị trụ trì chỉ rõ, đại lễ không chỉ là nguồn an ủi, còn hiến tặng giải pháp thiết thực chuyển hóa nỗi khổ đau cá nhân, kiến tạo môi trường an lạc cho vạn loại chúng sinh.
Đọc thông điệp Phật đản năm nay, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết đây là dịp mọi người cùng nhau ôn lại cuộc đời cao thượng, những lời dạy vô ngã vị tha, đầy thương yêu và trí tuệ. Vị trụ trì chỉ rõ, đại lễ không chỉ là nguồn an ủi, còn hiến tặng giải pháp thiết thực chuyển hóa nỗi khổ đau cá nhân, kiến tạo môi trường an lạc cho vạn loại chúng sinh.
Cũng nhân mùa Phật đản, người đứng đầu ban trị sự chùa Tam Chúc kêu gọi tất cả phật tử thực hành lời dạy của Đức Phật; tịnh hóa tâm thức; chuyển hóa tam độc tham, sân, si thành tam vô lậu học giới, định, tuệ; kiến tạo chánh báo trang nghiêm thanh tịnh để hình thành y báo hòa bình, an lạc như kinh Duy Ma Cật đã dạy: "Tâm bình thế giới bình".
Cũng nhân mùa Phật đản, người đứng đầu ban trị sự chùa Tam Chúc kêu gọi tất cả phật tử thực hành lời dạy của Đức Phật; tịnh hóa tâm thức; chuyển hóa tam độc tham, sân, si thành tam vô lậu học giới, định, tuệ; kiến tạo chánh báo trang nghiêm thanh tịnh để hình thành y báo hòa bình, an lạc như kinh Duy Ma Cật đã dạy: "Tâm bình thế giới bình".
Tiếp theo chương trình, ban trị sự chùa Tam Chúc trao 100 phần quà từ thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đây là những học sinh nghèo, có ý thức vươn lên trong học tập và cuộc sống. Phần quà tạo động lực để các em cố gắng vượt qua hoàn cảnh, sớm trở thành những nhân tố có ích cho xã hội trong tương lai.
Tiếp theo chương trình, ban trị sự chùa Tam Chúc trao 100 phần quà từ thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đây là những học sinh nghèo, có ý thức vươn lên trong học tập và cuộc sống. Phần quà tạo động lực để các em cố gắng vượt qua hoàn cảnh, sớm trở thành những nhân tố có ích cho xã hội trong tương lai.
Bắt đầu phần lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu dâng hương cầu nguyện "muôn người chung một nhịp tim, chung một ước nguyện, mong cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc".
Bắt đầu phần lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu dâng hương cầu nguyện "muôn người chung một nhịp tim, chung một ước nguyện, mong cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc".
Hàng nghìn tăng ni, phật tử thực hiện nghi thức tụng sám vu lan.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cùng đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hà Nam thực hiện nghi thức tắm Phật. Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỷ niệm ngày đức Phật Đản sinh, còn mang ý nghĩa tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cùng đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hà Nam thực hiện nghi thức tắm Phật. Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỷ niệm ngày đức Phật Đản sinh, còn mang ý nghĩa tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
Đúng 10h30, toàn bộ đại biểu, khách mời, phật tử di chuyển đến khu vực hồ Tam Chúc để thực hiện nghi thức thả cá phóng sinh.
Đúng 10h30, toàn bộ đại biểu, khách mời, phật tử di chuyển đến khu vực hồ Tam Chúc để thực hiện nghi thức thả cá phóng sinh.
Có mặt tại chùa Tam Chúc từ 6h, anh Thành Nam (Nam Định) háo hức được tham gia nghi thức tắm Phật và thả cá phóng sinh trong khuôn khổ lễ. Đây là lần thứ hai anh tham gia đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc.
"Cảm xúc của tôi năm nay khác nhiều với năm ngoái. Bởi lẽ năm nay chùa tổ chức lễ buổi sáng, thêm nội dung thả cá phóng sinh trong khi năm ngoái, tôi được tham gia thắp đèn hoa đăng ban đêm", anh Nam chia sẻ.
Có mặt tại chùa Tam Chúc từ 6h, anh Thành Nam (Nam Định) háo hức được tham gia nghi thức tắm Phật và thả cá phóng sinh trong khuôn khổ lễ. Đây là lần thứ hai anh tham gia đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc.
"Cảm xúc của tôi năm nay khác nhiều với năm ngoái. Bởi lẽ năm nay chùa tổ chức lễ buổi sáng, thêm nội dung thả cá phóng sinh trong khi năm ngoái, tôi được tham gia thắp đèn hoa đăng ban đêm", anh Nam chia sẻ.
Đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam nhận định, ngày lễ Phật đản trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo, tiếp nối truyền thống "Hộ quốc, an dân", "phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật". Đại lễ cũng góp phần khơi dậy trách nhiệm, tình cảm tương thân, tương ái của toàn xã hội, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân.
Đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam nhận định, ngày lễ Phật đản trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo, tiếp nối truyền thống "Hộ quốc, an dân", "phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật". Đại lễ cũng góp phần khơi dậy trách nhiệm, tình cảm tương thân, tương ái của toàn xã hội, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân.
Lễ Phật đản được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Tư (Âm lịch), để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak). Khi đó, đây là sự kiện phật giáo lớn nhất trong 2000 năm lịch sự của phật giáo Việt Nam. Đến 2014, đại lễ Vesak được tổ chức tại chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình).
Sau thành công này, Việt Nam tiếp tục được lựa chọn là nơi để tổ chức đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2019 tại chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam). Điều này cũng khẳng định uy tín của Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế.
Lễ Phật đản được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Tư (Âm lịch), để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak). Khi đó, đây là sự kiện phật giáo lớn nhất trong 2000 năm lịch sự của phật giáo Việt Nam. Đến 2014, đại lễ Vesak được tổ chức tại chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình).
Sau thành công này, Việt Nam tiếp tục được lựa chọn là nơi để tổ chức đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2019 tại chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam). Điều này cũng khẳng định uy tín của Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế.
Thanh Thư
Ảnh: Khu Du lịch Tam Chúc