Tái hiện chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa trong lễ hội đầu năm. Video: Huy Mạnh
Hàng năm vào mùng 5 Tết, chính quyền và người dân lại mở hội gò Đống Đa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội.
Hàng năm vào mùng 5 Tết, chính quyền và người dân lại mở hội gò Đống Đa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội.
Từ 6h, sau khi tế lễ, các cụ cao niên và trai tráng thực hiện nghi thức rước kiệu vua Quang Trung từ ngoài vào trong Công viên văn hóa gò Đống Đa.
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Từ 6h, sau khi tế lễ, các cụ cao niên và trai tráng thực hiện nghi thức rước kiệu vua Quang Trung từ ngoài vào trong Công viên văn hóa gò Đống Đa.
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Đội tế lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Sau phần lễ đến phần hội, mở đầu là tiết mục trống hội dưới chân tượng đài của Quang Trung.
Năm ngoái, do dịch nên ngày kỷ niệm chiến Ngọc Hồi - Đống Đa chỉ diễn ra phần lễ.
Sau phần lễ đến phần hội, mở đầu là tiết mục trống hội dưới chân tượng đài của Quang Trung.
Năm ngoái, do dịch nên ngày kỷ niệm chiến Ngọc Hồi - Đống Đa chỉ diễn ra phần lễ.
Sau đó, người dân và du khách cùng thưởng thức phần hoạt cảnh mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách nay 234 năm của vua Quang Trung.
Sau đó, người dân và du khách cùng thưởng thức phần hoạt cảnh mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách nay 234 năm của vua Quang Trung.
Anh Vũ Mạnh Linh (đứng giữa), Nhà hát Tuồng trung ương, nhập vai diễn vua Quang Trung. Anh cho biết đã tập luyện vai diễn nửa tháng.
Theo sử liệu, tháng 10/1788, Lê Chiêu Thống cầu viện triều đình Mãn Thanh phát binh đánh nhà Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, triều đình Mãn Thanh cho 29 vạn quân, chia thành ba hướng tiến đánh nước ta.
Trước tình hình cấp bách thù trong, giặc ngoài, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân), người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra Bắc.
Anh Vũ Mạnh Linh (đứng giữa), Nhà hát Tuồng trung ương, nhập vai diễn vua Quang Trung. Anh cho biết đã tập luyện vai diễn nửa tháng.
Theo sử liệu, tháng 10/1788, Lê Chiêu Thống cầu viện triều đình Mãn Thanh phát binh đánh nhà Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, triều đình Mãn Thanh cho 29 vạn quân, chia thành ba hướng tiến đánh nước ta.
Trước tình hình cấp bách thù trong, giặc ngoài, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân), người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra Bắc.
Ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, Hoàng đế Quang Trung khao quân ăn Tết sớm. Ngài hẹn với ba quân sẽ ăn Tết tại kinh thành Thăng Long vào mùng 7 Tết Kỷ Dậu năm 1789.
Ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, Hoàng đế Quang Trung khao quân ăn Tết sớm. Ngài hẹn với ba quân sẽ ăn Tết tại kinh thành Thăng Long vào mùng 7 Tết Kỷ Dậu năm 1789.
Sau chiến thắng, vua Quang Trung đem cành đào về tặng cho vợ là công chúa Ngọc Hân.
Trong tiết trời khô ráo, từ sáng sớm, người dân từ nhiều nơi đổ về thưởng thức lễ hội. Theo ban tổ chức, ước tính hôm nay có hơn 10.000 người tham dự.
Trong tiết trời khô ráo, từ sáng sớm, người dân từ nhiều nơi đổ về thưởng thức lễ hội. Theo ban tổ chức, ước tính hôm nay có hơn 10.000 người tham dự.
Người dân dâng hương bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ.
Giang Huy