Video time-lapse về nhật thực toàn phần ngày 8/4 nhìn từ các bang Ohio, New York và Maine, Mỹ. Video: Space
Nhật thực toàn phần ngày 8/4 tại Bắc Mỹ được coi là một trong những nhật thực lớn và ấn tượng nhất trong suốt hàng trăm năm. Theo NASA, ước tính có 31,6 triệu người sống trong phạm vi đường di chuyển của nhật thực toàn phần lần này, nhiều hơn đáng kể so với con số 12 triệu người của nhật thực toàn phần năm 2017.
Trong ảnh, sinh viên tại Đại học American, Washington, D.C., Mỹ, tập trung lại để cùng quan sát nhật thực ngày 8/4. Ảnh: Julia Nikhinson/ The Washington Post
Nhật thực toàn phần ngày 8/4 tại Bắc Mỹ được coi là một trong những nhật thực lớn và ấn tượng nhất trong suốt hàng trăm năm. Theo NASA, ước tính có 31,6 triệu người sống trong phạm vi đường di chuyển của nhật thực toàn phần lần này, nhiều hơn đáng kể so với con số 12 triệu người của nhật thực toàn phần năm 2017.
Trong ảnh, sinh viên tại Đại học American, Washington, D.C., Mỹ, tập trung lại để cùng quan sát nhật thực ngày 8/4. Ảnh: Julia Nikhinson/ The Washington Post
Nhật thực một phần bắt đầu lúc 15h42 theo giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), hay 22h42 giờ Hà Nội. Nhật thực ban đầu xuất hiện trên Nam Thái Bình Dương và bắt đầu hành trình xuyên qua Bắc Mỹ.
Trong ảnh, nhật thực một phần xuất hiện gần vương miện của Tượng Nữ thần Tự do tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Timothy A. Clary/AFP
Nhật thực một phần bắt đầu lúc 15h42 theo giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), hay 22h42 giờ Hà Nội. Nhật thực ban đầu xuất hiện trên Nam Thái Bình Dương và bắt đầu hành trình xuyên qua Bắc Mỹ.
Trong ảnh, nhật thực một phần xuất hiện gần vương miện của Tượng Nữ thần Tự do tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Timothy A. Clary/AFP
Nhật thực một phần, nhìn từ Điện Capitol ở Washington D.C., Mỹ, bằng camera hồng ngoại. Ảnh: Frank Thorp V/NBC News
Nhật thực một phần, nhìn từ Điện Capitol ở Washington D.C., Mỹ, bằng camera hồng ngoại. Ảnh: Frank Thorp V/NBC News
Nơi đầu tiên trải nghiệm giai đoạn toàn phần là Mazatlan, Mexico. Tại đây, Mặt Trăng che khuất Mặt Trời hoàn toàn vào khoảng 11h10 ngày 8/4 theo giờ địa phương (1h10 ngày 9/4 theo giờ Hà Nội). Mazatlan trải qua giai đoạn toàn phần trong khoảng 4 phút 20 giây. Ảnh: NASA
Nhật thực toàn phần ngày 8/4 được coi là nhật thực toàn phần dài nhất trên đất liền trong hơn một thập kỷ, giai đoạn toàn phần có thể dài gấp đôi nhật thực toàn phần năm 2017, tùy thuộc vào vị trí của người quan sát. Người dân ở phía tây bắc Torreon, Mexico, có thể quan sát giai đoạn toàn phần kéo dài tới 4 phút 28 giây.
Nơi đầu tiên trải nghiệm giai đoạn toàn phần là Mazatlan, Mexico. Tại đây, Mặt Trăng che khuất Mặt Trời hoàn toàn vào khoảng 11h10 ngày 8/4 theo giờ địa phương (1h10 ngày 9/4 theo giờ Hà Nội). Mazatlan trải qua giai đoạn toàn phần trong khoảng 4 phút 20 giây. Ảnh: NASA
Nhật thực toàn phần ngày 8/4 được coi là nhật thực toàn phần dài nhất trên đất liền trong hơn một thập kỷ, giai đoạn toàn phần có thể dài gấp đôi nhật thực toàn phần năm 2017, tùy thuộc vào vị trí của người quan sát. Người dân ở phía tây bắc Torreon, Mexico, có thể quan sát giai đoạn toàn phần kéo dài tới 4 phút 28 giây.
"Nhẫn kim cương" - hiện tượng ánh sáng độc đáo xảy ra ngay trước và ngay sau giai đoạn toàn phần của nhật thực ngày 8/4 tại Montreal, Canada. Màn trình diễn ấn tượng này xảy ra khi ánh sáng đầu tiên hoặc cuối cùng của Mặt Trời chiếu qua một thung lũng Mặt Trăng, tạo ra điểm sáng giống như một chiếc nhẫn lấp lánh. Ảnh: David Himbert/Hans Lucas/AFP
"Nhẫn kim cương" - hiện tượng ánh sáng độc đáo xảy ra ngay trước và ngay sau giai đoạn toàn phần của nhật thực ngày 8/4 tại Montreal, Canada. Màn trình diễn ấn tượng này xảy ra khi ánh sáng đầu tiên hoặc cuối cùng của Mặt Trời chiếu qua một thung lũng Mặt Trăng, tạo ra điểm sáng giống như một chiếc nhẫn lấp lánh. Ảnh: David Himbert/Hans Lucas/AFP
Người quan sát sử dụng các thiết bị hỗ trợ để quan sát nhật thực toàn phần ở Magog, Quebec, Canada. Ảnh: Stan Honda/AFP
Quầng sáng của Mặt Trời trong nhật thực toàn phần ngày 8/4 rất lớn. Nguyên nhân là Mặt Trời đang gần đạt mức cực đại Mặt Trời - thời điểm hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ Mặt Trời kéo dài khoảng 11 năm.
Người quan sát sử dụng các thiết bị hỗ trợ để quan sát nhật thực toàn phần ở Magog, Quebec, Canada. Ảnh: Stan Honda/AFP
Quầng sáng của Mặt Trời trong nhật thực toàn phần ngày 8/4 rất lớn. Nguyên nhân là Mặt Trời đang gần đạt mức cực đại Mặt Trời - thời điểm hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ Mặt Trời kéo dài khoảng 11 năm.
Ảnh tổng hợp vệ tinh thể hiện bóng của nhật thực di chuyển qua Bắc Mỹ ngày 8/4. Ảnh: RAMMB/CIRA
Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, khiến Mặt Trời dần bị che khuất hoàn toàn khi nhìn từ Trái Đất. Những người quan sát đứng trong phạm vi đường di chuyển của nhật thực toàn phần sẽ nhìn thấy giai đoạn toàn phần. Tuy nhiên, những người đứng ngoài đường di chuyển này chỉ nhìn thấy nhật thực một phần. Khi xảy ra nhật thực, bầu trời tối như lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Ảnh tổng hợp vệ tinh thể hiện bóng của nhật thực di chuyển qua Bắc Mỹ ngày 8/4. Ảnh: RAMMB/CIRA
Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, khiến Mặt Trời dần bị che khuất hoàn toàn khi nhìn từ Trái Đất. Những người quan sát đứng trong phạm vi đường di chuyển của nhật thực toàn phần sẽ nhìn thấy giai đoạn toàn phần. Tuy nhiên, những người đứng ngoài đường di chuyển này chỉ nhìn thấy nhật thực một phần. Khi xảy ra nhật thực, bầu trời tối như lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Ảnh: Tổng hợp