Tivi CRT Slimfit 32" của Samsung. |
Tivi cathode-ray tube (CRT) sản xuất hàng loạt bắt đầu xuất hiện từ năm 1939. Chúng thường có thân hình cồng kềnh và tỷ lệ thuận với kích thước màn hình. Do vậy, rất hiếm thấy các mẫu tivi CRT có kích thước màn hình trên 40 vì chúng thường rất dày và nặng.
Tuy nhiên, chúng lại là loại hình cho chất lượng hình ảnh đỉnh nhất, sử dụng một súng bắn tia điện tử đặt trong một ống thuỷ tinh nặng nề đập vàơ lớp phốt-pho phủ trên mặt trong của màn hình và làm nó phát sáng. Nguyên tắc này khác xa với các tivi flat panel LCD và Plasma, trong đó LCD sử dụng các tế bào tinh thể lỏng đặt giữa các tấm nền thuỷ tinh mỏng còn công nghệ Plasma sử dụng các khí đặc biệt để chiếu sáng màn hình.
*Chùm ảnh về tivi LG và kim chi |
*Bùng nổ tivi Flat-panel |
* Chọn tivi CRT, Plasma hay LCD |
*Thế giới HDTV |
Các tivi LCD và Plasma gọn nhẹ hơn rất nhiều so với CRT do không dùng đèn hình cồng kềnh, có thể treo tường rất dễ dàng, và vì vậy chúng được dùng để chế tạo các màn hình lớn. Hiềm nỗi giá thành còn khá cao, nên người ta nhận định rằng chỉ khi giá bán vừa tầm tay, hai công nghệ sẽ là những kẻ tiếm ngôi của CRT, bi đát hơn là chúng sẽ kẻ đào mồ chôn công nghệ đã từng song hành và đem lại bản sắc mới cho cuộc sống con người khắp hành tinh xanh suốt 70 năm qua.
Tuy nhiên, các hãng sản xuất Hàn Quốc, Samsung và LG vẫn kiên trì bám trụ với công nghệ CRT, cải tiến để khắc phục nhược điểm về hình khối đồ sộ và mảnh mai hoá chúng. Trong khi đó, các hãng sản xuất tivi khác đều lần lượt từ bỏ CRT và liên tục xây dựng hàng loạt các nhà máy mới để sản xuất các màn hình Plasma và LCD siêu mỏng.
Bằng chứng là Samsung đã cho ra lò các mẫu tivi CRT mảnh mai hơn từ dây chuyền lắp ráp được thành lập từ tháng 4 năm nay. Mẫu tivi 30 của hãng giờ có chiều dày 40 cm và nặng chừng 54,5 kg, tuy không thể treo tường nhưng cũng đã có thể gọi là mỏng hơn, nhẹ hơn các tivi CRT cùng cỡ thông thường, đặc biệt là giá bán chỉ có 1.000 USD và khả năng hiển thị HDTV tuyệt hảo.
Hãng còn hứa hẹn tháng 9 tới sẽ bán đại trà mẫu tivi CRT họ Slimfit, có kích thước đường chéo 32 cũng chỉ dày chừng 40 cm, giá bán lẻ khoảng 1.120 USD. Các tivi LCD Samsung cùng cỡ màn hình là 32 chỉ dày bằng 1/4 tivi CRT (10 cm) và nặng có 16 kg, nhưng có giá bán cao hơn hai lần, 2.500 USD/chiếc.
Gian hàng tivi CRT "siêu mẫu" họ SSF của LG tại Hàn Quốc. |
Samsung dự kiến sản xuất loạt tivi CRT 27 giá khoảng 900 USD và 26 chưa định giá. Tuy giá thành đã rẻ bằng một nửa các màn hình LCD cùng cỡ nhưng hãng cho biết giá này vẫn còn có thể hạ xuống.
Bên cạnh đó, LG cũng bắt đầu bán ra loạt tivi CRT siêu mẫu SSF (Super Slim Flat), tầm 30 tại thị trường Hàn Quốc, còn phiên bản 32 sẽ ra mắt trong quý IV và các thị trường khác trong năm tới. Như tivi của Samsung, sản phẩm của LG cũng có chiều dày chỉ bằng 1/3 tivi CRT truyền thống.
Samsung cho biết lợi thế của việc đầu tư vào màn hình CRT cải tiến là chi phí đầu tư thấp, trong khi để mở một dây chuyền sản xuất LCD như nhà máy liên doanh với Sharp ở Chonan, Hàn Quốc đầu năm nay, hai hãng đã phải bỏ ra tới 2 tỷ USD, và một nhà máy LCD khác cũng làm thâm hụt vào ngân sách của Samsung khoảng 2,1 tỷ USD.
Tháng 12 năm ngoái, Matsushita và Toshiba đã phải đành lòng đóng cửa một nhà máy CRT ở Mỹ và sa thải gần 1.000 công nhân vì việc kinh doanh quá ế ẩm. Doanh số tivi LCD năm 2007 được nhận định là sẽ qua mặt CRT, và đến năm 2009 CRT sẽ chỉ còn lại một phần nhỏ.
Tuy nhiên, tivi CRT hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tivi các loại đang được sử dụng trên toàn cầu bởi chiếm ưu thế về chất lượng, tuổi thọ và giá cả.
Bất chấp nguy cơ "tuyệt chủng" trước mắt của công nghệ này, các hãng Hàn Quốc dự kiến không từ bỏ loại hình này mà chỉ tăng chất giảm lượng vì không thể phủ nhận sự bàng trướng của LCD và Plasma trong thị trường tivi ngày càng rõ rệt.
T.B. tổng hợp