Trước năm 1975, căn nhà số 287/72 đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM) là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai).
Hơn một tháng nay, ngôi nhà này được sử dụng làm quán cà phê và trưng bày các kỷ vật của chiến sĩ biệt động. "Xuất phát từ tình cảm với những người lính biệt động nên tôi tự mày mò để phục dựng nguyên bản căn nhà, sưu tầm từng hiện vật để làm di tích lịch sử kết hợp quán cà phê cho mọi người đến tham quan", ông Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) chia sẻ.
Trước năm 1975, căn nhà số 287/72 đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM) là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai).
Hơn một tháng nay, ngôi nhà này được sử dụng làm quán cà phê và trưng bày các kỷ vật của chiến sĩ biệt động. "Xuất phát từ tình cảm với những người lính biệt động nên tôi tự mày mò để phục dựng nguyên bản căn nhà, sưu tầm từng hiện vật để làm di tích lịch sử kết hợp quán cà phê cho mọi người đến tham quan", ông Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) chia sẻ.
Ngôi nhà gồm ba tầng, diện tích mặt bằng khoảng 70 m2, vẫn còn nguyên kiến trúc, nền gạch, mái ngói... như ban đầu. Đặc biệt, nhà có hệ thống hầm kiên cố, lối đi xuống được ngụy trang dưới các viên gạch bông.
Từ năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân 1968, căn hầm được mở cho du khách tham quan.
Ngôi nhà gồm ba tầng, diện tích mặt bằng khoảng 70 m2, vẫn còn nguyên kiến trúc, nền gạch, mái ngói... như ban đầu. Đặc biệt, nhà có hệ thống hầm kiên cố, lối đi xuống được ngụy trang dưới các viên gạch bông.
Từ năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân 1968, căn hầm được mở cho du khách tham quan.
Từ những năm 1960, lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai sử dụng những người thợ tin cậy của mình đào hầm giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2.
Từ những năm 1960, lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai sử dụng những người thợ tin cậy của mình đào hầm giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2.
Hầm dài hơn 10 m, cao 2,5 m, trát xi măng dày để chống thấm. Hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước, kích thước vừa một người chui để thoát hiểm.
Từ năm 1966 tới 1968, gần 2 tấn vũ khí như súng, bộc phá, kíp nổ, súng ngắn, lựu đạn, đạn các loại… được chuyển tới hầm để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân. Những chiếc hộp sắt, thùng gỗ cất vũ khí đang được trưng bày trong hầm.
Hầm dài hơn 10 m, cao 2,5 m, trát xi măng dày để chống thấm. Hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước, kích thước vừa một người chui để thoát hiểm.
Từ năm 1966 tới 1968, gần 2 tấn vũ khí như súng, bộc phá, kíp nổ, súng ngắn, lựu đạn, đạn các loại… được chuyển tới hầm để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân. Những chiếc hộp sắt, thùng gỗ cất vũ khí đang được trưng bày trong hầm.
Hầm dưới lòng đất còn có lối đi bí mật dẫn đến hầm nổi ở tầng hai của căn nhà.
Từ lối đi nhỏ hẹp ở hầm dưới đất, người trong nhà phải leo bậc thang dựng đứng để lên hầm nổi.
Lối lên hầm nổi vốn là phòng tắm, được ngụy trang bằng cánh cửa nhỏ dưới bồn rửa tay. Từ đây, người trong nhà có thể thoát ra ngoài qua ban công, mái.
Lối lên hầm nổi vốn là phòng tắm, được ngụy trang bằng cánh cửa nhỏ dưới bồn rửa tay. Từ đây, người trong nhà có thể thoát ra ngoài qua ban công, mái.
Nhiều đồ vật gắn với hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn được trưng bày tại quán cà phê. Nổi bật là chiếc xe ôtô Citroen từ thời Pháp của ông Năm Lai. Xe từng dùng để vận chuyển vũ khí về hầm. Trong Tết Mậu Thân 1968, các chiến sĩ đã dùng xe chở vũ khí, chất nổ từ căn hầm này tấn công Dinh Độc Lập.
Nhiều đồ vật gắn với hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn được trưng bày tại quán cà phê. Nổi bật là chiếc xe ôtô Citroen từ thời Pháp của ông Năm Lai. Xe từng dùng để vận chuyển vũ khí về hầm. Trong Tết Mậu Thân 1968, các chiến sĩ đã dùng xe chở vũ khí, chất nổ từ căn hầm này tấn công Dinh Độc Lập.
Nhiều vật dụng như xẻng, cuốc, cưa, đục.... từng dùng để đào hầm để trong quán.
Chiếc xe đạp của lực lượng biệt động dùng để giao liên cùng các vật dụng như mũ, cặp, bơm xe... được trưng bày.
Chiếc xe đạp của lực lượng biệt động dùng để giao liên cùng các vật dụng như mũ, cặp, bơm xe... được trưng bày.
Quyển sổ tay trong tủ kính vẫn còn nguyên trang giấy in lịch 30/4/1975, ngày đất nước thống nhất. Ngoài ra, nhiều đồ vật khác trong quán được sưu tập thêm từ những người lính biệt động và một số nguồn khác.
Quyển sổ tay trong tủ kính vẫn còn nguyên trang giấy in lịch 30/4/1975, ngày đất nước thống nhất. Ngoài ra, nhiều đồ vật khác trong quán được sưu tập thêm từ những người lính biệt động và một số nguồn khác.
Các tầng của căn nhà hiện đều sử dụng làm không gian cà phê. Nơi đây còn trưng bày nhiều đồ dùng một thời gắn bó với người Sài Gòn xưa, tạo nên nét hoài cổ cho quán.
Các tầng của căn nhà hiện đều sử dụng làm không gian cà phê. Nơi đây còn trưng bày nhiều đồ dùng một thời gắn bó với người Sài Gòn xưa, tạo nên nét hoài cổ cho quán.
Quỳnh Trần