Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968, thuộc hệ phái Khất sĩ. Năm 2009, pháp viện được xây dựng thành một quần thể kiến trúc Phật giáo trên khu đất rộng 37.000 m2 ở mặt tiền xa lộ Hà Nội. Ngôi chùa nổi bật với 4 bảo tháp cao, ở giữa là khu chánh điện.
Tháng 5/2019, Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục tại Pháp viện gồm: Ngôi tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam, bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất, nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất và nơi diễn ra Lễ khất thực cổ Phật lớn nhất.
Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968, thuộc hệ phái Khất sĩ. Năm 2009, pháp viện được xây dựng thành một quần thể kiến trúc Phật giáo trên khu đất rộng 37.000 m2 ở mặt tiền xa lộ Hà Nội. Ngôi chùa nổi bật với 4 bảo tháp cao, ở giữa là khu chánh điện.
Tháng 5/2019, Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục tại Pháp viện gồm: Ngôi tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam, bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất, nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất và nơi diễn ra Lễ khất thực cổ Phật lớn nhất.
Từ cổng tam quan vào là 4 bảo tháp cao khoảng 40 m, có thiết kế đối xứng hai bên. Các bảo tháp là nơi tôn trí thờ các vị Phật và người sáng lập hệ phái Khất sĩ hoặc làm chức năng thư viện, lưu trữ các tài liệu Phật giáo, kinh pháp...
Từ cổng tam quan vào là 4 bảo tháp cao khoảng 40 m, có thiết kế đối xứng hai bên. Các bảo tháp là nơi tôn trí thờ các vị Phật và người sáng lập hệ phái Khất sĩ hoặc làm chức năng thư viện, lưu trữ các tài liệu Phật giáo, kinh pháp...
Các mái trong pháp viện đều được thiết kế hoa văn với hình ảnh nổi bật là những đóa hoa sen cách điệu - loài hoa gắn liền với Phật giáo, phía trên là bánh xe Pháp luân uốn cong vút lên trời.
Các mái trong pháp viện đều được thiết kế hoa văn với hình ảnh nổi bật là những đóa hoa sen cách điệu - loài hoa gắn liền với Phật giáo, phía trên là bánh xe Pháp luân uốn cong vút lên trời.
Bên trong chánh điện với kết cấu chính bằng gỗ, được điêu khắc hoa văn tinh xảo.
Chính giữa là một bảo tháp bằng gỗ cao 13 m. Bên trong tôn trí tượng Phật Thích ca bằng đồng cao 7,2 m, nặng 7,2 tấn. Công trình này được công nhận là ngôi tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam.
Bên trong chánh điện với kết cấu chính bằng gỗ, được điêu khắc hoa văn tinh xảo.
Chính giữa là một bảo tháp bằng gỗ cao 13 m. Bên trong tôn trí tượng Phật Thích ca bằng đồng cao 7,2 m, nặng 7,2 tấn. Công trình này được công nhận là ngôi tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam.
Phía sau các bảo tháp là ngôi chánh điện cũ của pháp viện. Công trình đơn sơ nhưng là dấu tích cho sự phát triển của pháp viện Minh đăng Quang và hệ phái Khất sĩ ở miền Nam.
Phía sau các bảo tháp là ngôi chánh điện cũ của pháp viện. Công trình đơn sơ nhưng là dấu tích cho sự phát triển của pháp viện Minh đăng Quang và hệ phái Khất sĩ ở miền Nam.
Pháp viện có khuôn viên rộng rãi với nhiều cây xanh, bonsai cùng tượng Phật bài trí trong các điện, trên thảm cỏ...
Pháp viện có khuôn viên rộng rãi với nhiều cây xanh, bonsai cùng tượng Phật bài trí trong các điện, trên thảm cỏ...
Chùa Vạn Đức nằm đường Tô Ngọc Vân, được xây dựng từ năm 1954. Năm 2004, nhà chùa đại trùng tu chánh điện cùng nhà Tổ.
Sau hai năm, khu chánh điện hoàn thành, có chiều cao từ nóc xuống là 43,5 m và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa "Có chánh điện cao nhất Việt Nam"
Chùa Vạn Đức nằm đường Tô Ngọc Vân, được xây dựng từ năm 1954. Năm 2004, nhà chùa đại trùng tu chánh điện cùng nhà Tổ.
Sau hai năm, khu chánh điện hoàn thành, có chiều cao từ nóc xuống là 43,5 m và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa "Có chánh điện cao nhất Việt Nam"
Chánh điện chùa có kết cấu như một ngôi tháp cao lớn với chín tầng, trên đỉnh là đài hoa sen. Phần mái lợp ngói lưu ly màu xanh, trên các đầu đao có gắn hoa văn hình bông sen cách điệu.
Chánh điện chùa có kết cấu như một ngôi tháp cao lớn với chín tầng, trên đỉnh là đài hoa sen. Phần mái lợp ngói lưu ly màu xanh, trên các đầu đao có gắn hoa văn hình bông sen cách điệu.
Mặt tiền chánh điện bài trí các tượng Phật, Quan thế âm, thần Hộ Pháp, rồng...
Khu nội điện thờ Phật rộng rãi,với trần cao gần 40 m. Trung tâm nội điện là bức phù điêu nổi hình cây bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập "Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất nước".
Khu nội điện thờ Phật rộng rãi,với trần cao gần 40 m. Trung tâm nội điện là bức phù điêu nổi hình cây bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập "Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất nước".
Phần trần nội điện được trang trí những bức phù điêu cảnh trời xanh, mây trắng, khiến khách tham quan có cảm giác như đang ngắm nhìn cả bầu trời bao la.
Phần trần nội điện được trang trí những bức phù điêu cảnh trời xanh, mây trắng, khiến khách tham quan có cảm giác như đang ngắm nhìn cả bầu trời bao la.
Cuối năm 2017, chùa xây dựng thêm bức tượng Phật cao khoảng 15 m, bằng đá nguyên khối ở ngay trước chánh điện. Đối diện tượng có đài Liên hoa, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ tát.
Cuối năm 2017, chùa xây dựng thêm bức tượng Phật cao khoảng 15 m, bằng đá nguyên khối ở ngay trước chánh điện. Đối diện tượng có đài Liên hoa, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ tát.
Quỳnh Trần