Sau khi hai cổ vật được doanh nghiệp đưa từ Tây Ban Nha về Huế, Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã lập Hội đồng thẩm định giá trị lịch sử, văn hóa của mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình. Ông Nguyễn Phước Hải Trung (giữa) - Phó giám đốc Trung tâm - làm việc cùng các chuyên gia.
Ngày 17/4, tỉnh sẽ trưng bày hai cổ vật tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Sau khi hai cổ vật được doanh nghiệp đưa từ Tây Ban Nha về Huế, Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã lập Hội đồng thẩm định giá trị lịch sử, văn hóa của mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình. Ông Nguyễn Phước Hải Trung (giữa) - Phó giám đốc Trung tâm - làm việc cùng các chuyên gia.
Ngày 17/4, tỉnh sẽ trưng bày hai cổ vật tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Mặt sau mũ phần trên là một hoa cúc gồm dây cúc cuộn thành hình tròn có hai giao long chầu vào, ở giữa có viên thủy tinh mài lục lăng, dưới hoa cúc là một phù hiệu hình khánh, giữa khánh mất một chi tiết hoa cúc và thủy tinh mài lục lăng, cũng theo môtíp hai giao long chầu hoa cúc. Hai bên mũ có hai kim như ý để gài cánh chuồn. Dưới cùng là kim nhiễu tuyến viền theo vành mũ.
Hội đồng thẩm định cho biết mũ gần như nguyên vẹn, với vành có chu vi 59,2 cm, cốt mũ làm bằng lông đuôi ngựa màu đen. Trang sức trên mũ bằng vàng từ khoảng 8,5 tuổi. Hiện vật niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thuộc về hàng quan đại thần hàm trên nhất phẩm, là chiếc mũ quan hoàn chỉnh nhất trong hệ thống cổ vật mũ quan trong nước hiện nay.
Mặt sau mũ phần trên là một hoa cúc gồm dây cúc cuộn thành hình tròn có hai giao long chầu vào, ở giữa có viên thủy tinh mài lục lăng, dưới hoa cúc là một phù hiệu hình khánh, giữa khánh mất một chi tiết hoa cúc và thủy tinh mài lục lăng, cũng theo môtíp hai giao long chầu hoa cúc. Hai bên mũ có hai kim như ý để gài cánh chuồn. Dưới cùng là kim nhiễu tuyến viền theo vành mũ.
Hội đồng thẩm định cho biết mũ gần như nguyên vẹn, với vành có chu vi 59,2 cm, cốt mũ làm bằng lông đuôi ngựa màu đen. Trang sức trên mũ bằng vàng từ khoảng 8,5 tuổi. Hiện vật niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thuộc về hàng quan đại thần hàm trên nhất phẩm, là chiếc mũ quan hoàn chỉnh nhất trong hệ thống cổ vật mũ quan trong nước hiện nay.
Mặt trước mũ có tám chi tiết trang trí, trên cùng là bác sơn chạm trổ chi tiết hai giao long chầu hoa cúc, dưới cùng là một bác sơn trang trí hai giao long chầu hoa cúc, ở giữa mất chi tiết thủy tinh mài lục lăng. Trán mũ là hai hoa cúc hình tròn có đính hoa cúc nhỏ kèm viên thủy tinh mài lục lăng, hoa cúc hình tròn.
Mặt trước mũ có tám chi tiết trang trí, trên cùng là bác sơn chạm trổ chi tiết hai giao long chầu hoa cúc, dưới cùng là một bác sơn trang trí hai giao long chầu hoa cúc, ở giữa mất chi tiết thủy tinh mài lục lăng. Trán mũ là hai hoa cúc hình tròn có đính hoa cúc nhỏ kèm viên thủy tinh mài lục lăng, hoa cúc hình tròn.
Mũ có hai cánh chuồn, nhưng trong tình trạng được tháo rời. Đầu hai cánh chuồn có hai họa tiết trang trí giao long mặt ngang tinh xảo. Trước sau thân cánh chuồn đều có bốn con giao long.
Theo website của Balclis, mũ quan triều Nguyễn có giá 600.000 euro (gần 16 tỷ đồng), gấp 1.000 lần con số khởi điểm là khoảng 600 euro.
Mũ có hai cánh chuồn, nhưng trong tình trạng được tháo rời. Đầu hai cánh chuồn có hai họa tiết trang trí giao long mặt ngang tinh xảo. Trước sau thân cánh chuồn đều có bốn con giao long.
Theo website của Balclis, mũ quan triều Nguyễn có giá 600.000 euro (gần 16 tỷ đồng), gấp 1.000 lần con số khởi điểm là khoảng 600 euro.
Hội đồng thẩm định đánh giá áo Nhật Bình có niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nhìn chung, đây là chiếc áo của cung tần bậc cao trong cung, màu sắc và trang trí độc đáo, là hiện vật quý hiếm và có giá trị.
Áo được làm bằng vải màu đen (hoặc có thể là màu thiên thanh), bên trong lót màu cam (màu hỏa hoàng). Chất lượng áo không còn tốt, nhiều chỗ đã có dấu vết sờn, rách, bạc màu do thời gian và đã được sử dụng nhiều.
Hội đồng thẩm định đánh giá áo Nhật Bình có niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nhìn chung, đây là chiếc áo của cung tần bậc cao trong cung, màu sắc và trang trí độc đáo, là hiện vật quý hiếm và có giá trị.
Áo được làm bằng vải màu đen (hoặc có thể là màu thiên thanh), bên trong lót màu cam (màu hỏa hoàng). Chất lượng áo không còn tốt, nhiều chỗ đã có dấu vết sờn, rách, bạc màu do thời gian và đã được sử dụng nhiều.
Tà áo thêu hoa văn thủy ba tam sơn, lý ngư theo mô thức truyền thống; phần trang trí ngũ sắc của tay áo bị xếp vào trong (15 cm).
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, người theo dõi phiên đấu - cho biết áo được chốt ở mức 160.000 euro (hơn bốn tỷ đồng). Thông tin áo Nhật Bình hiện không xuất hiện trên website của nhà đấu giá.
Tà áo thêu hoa văn thủy ba tam sơn, lý ngư theo mô thức truyền thống; phần trang trí ngũ sắc của tay áo bị xếp vào trong (15 cm).
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, người theo dõi phiên đấu - cho biết áo được chốt ở mức 160.000 euro (hơn bốn tỷ đồng). Thông tin áo Nhật Bình hiện không xuất hiện trên website của nhà đấu giá.
Họa tiết trang trí chính của áo là kiểu "Đoàn loan hàm thọ" (hai chim loan trong hình tròn gắn với chữ "thọ") được bố trí cùng với môtíp bát bửu và hoa lá khá đều đặn ở trước và sau áo.
Họa tiết trang trí chính của áo là kiểu "Đoàn loan hàm thọ" (hai chim loan trong hình tròn gắn với chữ "thọ") được bố trí cùng với môtíp bát bửu và hoa lá khá đều đặn ở trước và sau áo.
Một tuần trước, ông Hoàng Việt Trung (trái) cùng những người làm văn hóa của tỉnh về sân bay Phú Bài đón hai cổ vật triều Nguyễn do Công ty cổ phần Sunshine hiến tặng. Hai món đồ được họ đấu giá thành công từ phiên đấu các cổ vật của nhà Balclis (Tây Ban Nha), kết quả được sàn Auctionet công nhận ngày 30/10/2021.
Một tuần trước, ông Hoàng Việt Trung (trái) cùng những người làm văn hóa của tỉnh về sân bay Phú Bài đón hai cổ vật triều Nguyễn do Công ty cổ phần Sunshine hiến tặng. Hai món đồ được họ đấu giá thành công từ phiên đấu các cổ vật của nhà Balclis (Tây Ban Nha), kết quả được sàn Auctionet công nhận ngày 30/10/2021.
Võ Thạnh