Giò gà nấm hương
65 phút
Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, giúp giải nhiệt, chữa đau đầu, sốt cao, tiêu chảy, kiết lỵ, giải rượu... được ưu tiên trong những ngày hè.
Cách 1: Pha bột sắn dây sống
Cho 2 thìa canh bột sắn dây vào cốc, thêm đường theo khẩu vị, cho 150ml nước sôi để nguội vào khuấy đều cho tan đường và bột sắn dây. Thêm 1 thìa nước cốt chanh để tăng hương vị. Cho đá viên, trang trí lát chanh thêm phần bắt mắt là được
Cách uống sống giữ được nhiều hàm lượng dinh dưỡng trong bột sắn dây nên bổ dưỡng. Cách này sử dụng khi sốt, cảm nắng, giải nhiệt, giải rượu. Tuy nhiên do bột sắn dây chế biến thủ công nên không tránh khỏi tạp chất, nhiễm khuẩn. Vì thế trẻ em, phụ nữ mang thai bụng yếu không nên uống sống.
Cách 2: Nấu chín lên sền sệt như chè hoặc súp
Cho 2-3 thìa canh bột sắn dây vào cốc, thêm đường phù hợp, rồi cho 10ml nước lọc vào khuấy tan bột sắn và đường. Sau đó, cho nước sôi già (vừa đun sôi) vào khuấy đều thành dạng sền sệt là được. Nếu pha nhiều bột sắn dây thì nên cho vào nồi khuấy ở lửa nhỏ cho tới khi sánh sệt như súp là được.
Cách nấu chín làm bột sắn dây giảm dược tính và lượng dinh dưỡng cũng giảm đi. Tuy nhiên an toàn sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt, kiện tì, dưỡng vị. Trẻ em và phụ nữ mang thai nên sử dụng cách này.
Chú ý:
Chỉ nên uống 1 cốc bột sắn dây/ngày vào buổi sáng hoặc trước khi ăn 20 phút.
Tùy chỉnh lượng đường phù hợp, thêm nước cốt chanh tăng hương vị dễ uống hơn.
Khi nấu chín thì cần hòa tan với nước nguội trước mới cho nước nóng, chú ý khuấy đều để không bị vón cục