Giao thông đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, nâng cao hiệu suất và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Dòng vốn rót vào đầu tư hạ tầng vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội mới cho thị trường bất động sản các tỉnh thuộc khu vực này.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, tổng ngân sách dự kiến đầu tư hạ tầng vào Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 388.000 tỷ đồng, bao gồm 1.000km đường bộ, hơn 15.000km đường biển, gần 60 cảng thủy nội địa và 2 cảng biển nước sâu. Từ giai đoạn 2025-2030, vùng cũng xác định có thêm 32 dự án giao thông trọng điểm kinh phí 95.000 tỷ đồng, 13 dự án liên kết nội vùng 26.731 tỷ đồng, 7 tuyến cao tốc trục dọc ngang liên vùng gần 1.000km kinh phí 15.000 tỷ đồng...
An Giang là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Địa thế vừa có đồng bằng, sông, rạch, rừng núi cùng nhiều khu di tích lịch sử văn hóa lâu đời, cơ hội tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu trú cao cấp cho khách du lịch.
Về vị trí, An Giang nằm ở đầu nguồn biên giới Tây Nam, với 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu liền kề với TP Cần Thơ và cách TP HCM 190 km theo đường chim bay.
Về giao thông, Quốc lộ 91 nối với Quốc lộ 2 của Campuchia; sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch là những tuyến giao thương quốc tế quan trọng, nối tỉnh An Giang với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và biển Đông, nối với Campuchia, Lào, Thái Lan thông qua Cửa Khẩu Vĩnh Xương (huyện Tân Châu) và Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên). Đây chính là lợi thế để phát triển dòng sản phẩm mang tính thương mại, kinh doanh.
Trong tương lai, khi cao tốc hình thành, việc di chuyển từ các tỉnh Đông Nam Bộ đến An Giang sẽ được rút ngắn. Cảng biển đầu tư, tương ứng hệ thống đường thủy được nâng cấp, sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí luân chuyển hàng hóa từ An Giang đến các khu vực.
An Giang là tỉnh có mật độ dân số đông nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tiềm năng tăng trưởng bất động sản. Theo đó, nhu cầu sở hữu không gian sống mới hoặc sản phẩm bất động sản thứ 2 cũng hình thành. Bên cạnh đất nền truyền thống, hiện trên địa bàn hình thành một số khu đô thị. Tuy nhiên các dòng sản phẩm này chưa nhiều trong khi quỹ đất còn khá lớn. Chính quyền địa phương cũng thực hiện nhiều giải pháp tiếp tục kêu gọi dòng vốn nhà đầu tư, góp phần thay đổi bộ mặt mỹ quan đô thị.
Với sự cởi mở về chính sách, pháp lý, Trần Anh Group - nhà phát triển có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, đã gia nhập thị trường An Giang với dự án khu đô thị cao cấp Phúc An Asuka.
Theo đại diện Trần Anh Group, với thị trường nhiều tiềm năng để phát triển nhà ở như An Giang, kiến tạo khu đô thị hoàn chỉnh được cho là lựa chọn tối ưu.
"Người dân nơi đây đã đến thời điểm cần được tiếp cận môi trường ở mới, tiện nghi và đẳng cấp hơn, tương xứng với nguồn tài chính mà họ đang sở hữu", đại diện Trần Anh Group nhấn mạnh.
Trên quy mô hơn 100ha tại phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, khu đô thị Phúc An Asuka đang được chủ đầu tư triển khai những hạng mục đầu tiên.
Phúc An Asuka là khu đô thị phong cách Nhật tiên phong tại TP Châu Đốc, có tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng. Sản phẩm bao gồm nhà phố, biệt thự và shophouse với tổng gần 2.000 sản phẩm.
Hiện Trần Anh Group giới thiệu tới khách hàng phân khu Takara gồm 781 sản phẩm nhà phố và shophouse giá từ 3,2 tỷ đồng.
Sơn Quỳnh