Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về việc thành phố dự kiến chi hơn 1.200 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, nhiều độc giả thắc mắc tại sao chỉ có Hà Nội,và nhiều vấn đề liên quan.
Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Mục tiêu của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng việc cho trẻ uống sữa hàng ngày, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ.
Vụ việc khiến độc giả đặt ra những câu hỏi sau:
1. Chất lượng sữa có đảm bảo không và ai giám sát, ai chịu trách nhiệm?
2. Không uống sữa có phải là nguyên nhân khiến trẻ thấp bé, nhẹ cân? Trẻ Việt đang phải học quá nhiều, ngủ ít, chơi ít.
3. Trong một lớp trẻ uống sữa, trẻ không thì có đúng nguyên tắc giáo dục - các bé không uống sẽ ngạc nhiên, tủi thân... Chuyện này có đúng nguyên tắc sư phạm? Ai giải thích?
4. Có những cháu không uống được sữa, do hệ tiêu hoá bẩm sinh không chấp nhận sữa, cứ uống thì bị rối loạn tiêu hoá, bị đầy bụng hoặc tiêu chảy thì nên áp dụng thế nào?
5. Cơ sở nào để phụ huynh có thể yên tâm rằng, việc can thiệp vào cả việc ăn uống của con họ ở trường sẽ mang lại kết quả như mục tiêu của đề án?
6. Để tăng chiều cao cho trẻ em Việt thì chỉ cần uống sữa? Còn các hoạt động thể dục, thể thao thì sao?
7. Đề án được duyệt năm 2016, năm nay Sở Giáo dục Hà Nội mới thông tin trong khi năm 2020 sẽ tổng kết với chỉ tiêu chiều cao trung bình của trẻ nhập học (6 tuổi) tăng 1,5-2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010. Chỉ tiêu này có thực tế hay không?
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.