Rất nhiều cửa hiệu, nhà hàng ở Nhật Bản thường đặt một chú mèo nhỏ đang vẫy tay chào ngay cửa ra vào. Đó là bức tượng nhỏ có tên Maneki Neko (nghĩa là “mèo vẫy tay” hay “mèo dụ khách”). Theo quan niệm của người Nhật Bản, đây là biểu tượng của hạnh phúc.
Rất nhiều cửa hiệu, nhà hàng ở Nhật Bản thường đặt một chú mèo nhỏ đang vẫy tay chào ngay cửa ra vào. Đó là bức tượng nhỏ có tên Maneki Neko (nghĩa là “mèo vẫy tay” hay “mèo dụ khách”). Theo quan niệm của người Nhật Bản, đây là biểu tượng của hạnh phúc.
Maneki Neko thường được làm bằng gốm, sứ hoặc nhựa, có hình một chú mèo đang giơ bàn chân trước lên như vẫy gọi mọi người, và cho rằng việc đó có thể kéo khách đến, hoặc đem tới may mắn, tiền tài cho người chủ.
Maneki Neko thường được làm bằng gốm, sứ hoặc nhựa, có hình một chú mèo đang giơ bàn chân trước lên như vẫy gọi mọi người, và cho rằng việc đó có thể kéo khách đến, hoặc đem tới may mắn, tiền tài cho người chủ.
Ngày nay, nhiều tượng mèo còn được sáng tạo thêm bộ nạp điện hay pin cho chân chú mèo chuyển động trông như đang vẫy thật sự.
Ngày nay, nhiều tượng mèo còn được sáng tạo thêm bộ nạp điện hay pin cho chân chú mèo chuyển động trông như đang vẫy thật sự.
Không chỉ phổ biến ở Nhật Bản, bức tượng mèo may mắn đã xuất hiện ở khắp các quốc gia châu Á, và nhiều nhất vẫn là ở những cửa hàng, hiệu buôn. Giống như tượng thần tài có mặt ở mọi nơi, Maneki Neko cũng được con người trao niềm tin cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, tín ngưỡng.
Không chỉ phổ biến ở Nhật Bản, bức tượng mèo may mắn đã xuất hiện ở khắp các quốc gia châu Á, và nhiều nhất vẫn là ở những cửa hàng, hiệu buôn. Giống như tượng thần tài có mặt ở mọi nơi, Maneki Neko cũng được con người trao niềm tin cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, tín ngưỡng.
Nguồn gốc của Maneki Neko bắt nguồn từ Gotokuji - ngôi đền cổ ở khu Setagaya, Tokyo, Nhật Bản. Đền nằm nép mình ở một vùng ngoại ô yên tĩnh nên mọi người rất dễ bỏ qua nếu không để ý kỹ và tìm ra cổng vào.
Nguồn gốc của Maneki Neko bắt nguồn từ Gotokuji - ngôi đền cổ ở khu Setagaya, Tokyo, Nhật Bản. Đền nằm nép mình ở một vùng ngoại ô yên tĩnh nên mọi người rất dễ bỏ qua nếu không để ý kỹ và tìm ra cổng vào.
Gotokuji cũng nhỏ như nhiều ngôi đền khác ở quanh thủ đô, tuy nhiên được bao phủ bởi rất nhiều cây cổ thụ to đẹp như phong, bạch quả, anh đào… nên trông nó giống như một khu vườn Nhật Bản hơn.
Gotokuji cũng nhỏ như nhiều ngôi đền khác ở quanh thủ đô, tuy nhiên được bao phủ bởi rất nhiều cây cổ thụ to đẹp như phong, bạch quả, anh đào… nên trông nó giống như một khu vườn Nhật Bản hơn.
Một góc nhỏ trong đền có đặt các giá gỗ bày rất nhiều mèo vẫy tay, số lượng có thể tới hàng trăm bức tượng với đủ loại kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.
Một góc nhỏ trong đền có đặt các giá gỗ bày rất nhiều mèo vẫy tay, số lượng có thể tới hàng trăm bức tượng với đủ loại kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.
Rất nhiều truyền thuyết lý giải sự xuất hiện của chú mèo may mắn nhưng câu chuyện được biết tới nhiều nhất là kể về một lãnh chúa thời Edo. Ông đang trên đường đi thì gặp mưa gió và đã trú dưới gốc cây gần ngôi đền. Vị lãnh chúa thấy một chú mèo vẫy tay nên ông đi theo, vừa đi dứt thì cây bị sét đánh đổ. Để cảm tạ ơn cứu mạng của chú mèo ông đã đóng góp tiền cho đền Gotokuji. Khi chú mèo chết đi, những bức tượng Maneki Neko được làm nên để tỏ lòng biết ơn của vị lãnh chúa. Về sau du khách đến thăm đền cũng bắt đầu cúng viếng tượng mèo vẫy tay để thể hiện mong ước của mình.
Rất nhiều truyền thuyết lý giải sự xuất hiện của chú mèo may mắn nhưng câu chuyện được biết tới nhiều nhất là kể về một lãnh chúa thời Edo. Ông đang trên đường đi thì gặp mưa gió và đã trú dưới gốc cây gần ngôi đền. Vị lãnh chúa thấy một chú mèo vẫy tay nên ông đi theo, vừa đi dứt thì cây bị sét đánh đổ. Để cảm tạ ơn cứu mạng của chú mèo ông đã đóng góp tiền cho đền Gotokuji. Khi chú mèo chết đi, những bức tượng Maneki Neko được làm nên để tỏ lòng biết ơn của vị lãnh chúa. Về sau du khách đến thăm đền cũng bắt đầu cúng viếng tượng mèo vẫy tay để thể hiện mong ước của mình.
Hương Chi (theo Amusingplanet)