I. Phần chung dành cho tất cả thí sinh
Câu 1:
1. Trình bày khái quát về biển Đông, các thiên tai chính ở ven biển nước ta:
Biển Đông là một vùng biển rộng, với diện tích 3,477 triệu km2.
Là biển tương đối kín (phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo).
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất này của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố: nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu và sinh vật biển.
* Biển Đông bên cạnh nhiều đặc điểm thuận lợi về tự nhiên và cho giá trị kinh tế cao thì cũng chứa ẩn nhiều hiểm họa, thiên tai mà năm nào cũng gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Bão: Trung bình mỗi năm có từ 9 – 10 cơn bão, trong đó khoảng 3- 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Bão lớn kèm sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng trong thời gian dài trên nhiều khu vực.
Hiện tượng sạt lở bờ biển: Hiện nay ở nhiều khu vực bờ biển đã và đang có nguy cơ sạt lở lớn nhất là ở dải bở biển Trung Bộ.
Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng đặc biệt ở ven biển miền Trung. Làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân
2. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
Số dân và tỉ lệ dân thành thị đang tăng dần qua các năm: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị là 19,5% đã tăng lên 26,9% năm 2005.
Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Hầu hết các đô thị lớn đều tập trung ở những khu vực có vị trí và địa hình thuận lợi.
* Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp hơn mức trung bình của Thế giới, bởi vì:
Quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm chạp: Năm 2005 tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
Trình độ đô thị hóa thấp;
Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp và lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Các đô thị lớn vẫn còn khá ít, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương được coi là các đô thị lớn của cả nước.
Ngoài ra, do lịch sử nước ta bị đô hộ lâu dài, trải qua các cuộc chiến tranh lớn gây ảnh hưởng nặng nề.
Câu II:
1. Những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta:
Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn).
Có nhiều ngư trường, với 4 ngư trường lớn (ngư trường Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu; Hải Phòng – Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa – quần đảo Trường Sa).
Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước ngọt.
2. Khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta
* Hiện nay trên vùng biển của nước ta đang được khai thác các loại khoáng sản đó là:
Nghề làm muối: Phát triển mạnh nhất là ở Duyên hải NTB.
Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã và đang được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài.
Ngoài ra, ở một số nơi dọc bờ biển từ Thanh Hóa tới Bà Rịa – Vũng Tàu đang tiến hành khai thác quặng Titan
* Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển, vì:
Khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển và thềm lục địa quanh đảo (trên căn cứ Luật biển Quốc tế năm 1982).
Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa: tài nguyên thủy hải sản, giao thông vận tải đường biển, khoáng sản và tài nguyên du lịch. Từ đó góp phần tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước đi lên.
Năm
|
Tổng số
|
Chia ra
|
||
Kinh tế Nhà nước
|
Kinh tế ngoài Nhà nước
|
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
|
||
2006
|
100
|
30,5
|
31,2
|
38,4
|
2010
|
100
|
23,3
|
35,5
|
41,2
|
Nguồn: Hocmai.vn