Theo Cổng thông tin Điện tử Ủy ban Dân tộc, người Pà Thẻn đến Việt Nam cách đây 200-300 năm với câu chuyện vượt biển cùng người Dao.
Dân tộc Pà Thẻn còn có tên là Pá Hưng, sử dụng nhóm ngôn ngữ Mèo -Dao. Người Pà Thẻn tập trung ở một số xã của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, với cây lương thực chính là lúa, ngô.
Trang phục của phụ nữ Pà Thẻn còn giữ được nhiều yếu tố riêng gồm: áo, váy, khăn trong và khăn ngoài, màu sắc sặc sỡ. Một số mô típ trang trí trên quần áo của họ cũng gần giống như của người Dao.
Áo, váy được phụ nữ Pà Thẻn dệt tay công phu và tỉ mẩn. Một bộ truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn mất 4-5 tháng để hoàn thành, đặc biệt phức tạp và cầu kỳ với vấn tóc quấn nhiều vòng trên đầu có nhiều mảng hoa văn đặc trưng.
Câu 5: Dân tộc nào có trang phục truyền thống sau?

Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng