Sống giữa Thủ đô, chị Lan Hương (35 tuổi) cho biết, hậu Covid-19, tổng thu nhập gia đình chị giảm gần một phần ba, trong khi vật giá leo thang, lại sống cùng mẹ chồng và vừa sinh con thứ hai. Khó khăn đội lên, chị phải tìm đủ cách thắt chặt chi tiêu, trong đó có chi phí cho ăn uống.
Trước đây, có những thời điểm gia đình chị sẵn sàng bỏ ra tới 30% ngân sách cho các bữa ăn, gồm mua thực phẩm, đi ăn ngoài và tụ tập bạn bè. Dịch bệnh xảy ra, chị dần thay đổi thói quen tốn kém này, chuyển sang tự nấu tại nhà, những khi bận rộn sẽ đặt đồ về để "đổi gió", tiện chăm sóc con nhỏ, lại tiết kiệm chi phí vì nhiều ưu đãi.
"So với ăn tại nhà hàng, tôi thấy đặt đồ ăn về vừa tiện lợi lại nhiều mã giảm giá, thành ra cũng tiết kiệm được phần nào", chị Lan Hương nói. "Sau bữa ăn các thành viên không mất thời gian dọn dẹp, có thời gian trò chuyện bên nhau, nên cả nhà đều vui".

Người dân thành thị ngày càng có xu hướng đặt đồ ăn trực tuyến. Ảnh: Grab
Chị Huyền Trang (40 tuổi, TP HCM), trưởng phòng một công ty truyền thông nên khá bận rộn. Chị thường xuyên đi sớm về muộn. Dịp hè, các con được nghỉ, do không thể tranh thủ về nấu bữa trưa nên những hôm không kịp dậy sớm chuẩn bị sẵn đồ ăn cho con, chị chọn cách gọi đồ qua app, ship đến tận nhà.
"Những ngày hè, hai mẹ con tôi thường gọi điện hỏi trưa nay ăn gì, bánh mỳ, gà rán, hay hamburger", chị nói và thừa nhận các dịch vụ gọi đồ ăn như GrabFood đã giúp chị tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, mỗi khi nhà có khách, chị chọn giải pháp tự nấu kết hợp gọi thêm đồ, nhất là đồ cho trẻ con như gà rán, khoai tây chiên, hay pizza để có thể đáp ứng sở thích của hầu hết thành viên.
Chị Lan Hương, Huyền Trang được xem là mẫu bà nội trợ phổ biến ở thành thị. Kết quả "Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam" do Kantar thực hiện vào năm 2020 cho biết có đến 43% người dân TP HCM và 34% người dân Hà Nội đặt đồ ăn trực tuyến ít nhất một lần một tuần.
Vài năm trở lại đây, GrabFood đã trở thành thương hiệu giao nhận thức ăn quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt. Báo cáo của Momentum Works cũng cho thấy tổng giá trị hàng hóa (GMV) của GrabFood chiếm tới 45% GMV của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2022. Ra mắt người dùng vào năm 2018, đến nay dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến thuộc siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á đã phủ sóng ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của doanh nghiệp này năm 2022, giãn cách xã hội đã làm thay đổi thói quen ăn uống và mua sắm của người Đông Nam Á. Kể cả khi các biện pháp giãn cách đã được nới lỏng, nhu cầu giao hàng vẫn không suy giảm. Quý II năm 2022, tổng số đơn hàng được giao dịch trên Grab tăng 24% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số người đặt hàng trên GrabFood tăng 1,2% so với 2019, trên GrabMart tăng 1,5% so với năm 2020.

Không chỉ hữu ích cho môi trường công sở, gọi thức ăn trực tuyến cũng là một giải pháp cho các gia đình khi quá bận rộn. Ảnh: Grab
Thực tế, với những người làm văn phòng ở thành thị, việc gọi đồ ăn sẵn gần như là nhu cầu thiết yếu. Họ sử dụng giờ ăn trưa như một dịp để giao lưu xã hội. Bên cạnh mang đồ ăn, các đơn đặt hàng online vào giờ ăn trưa đang có dấu hiệu tăng vọt. Khảo sát Statista cuối năm 2022, thực hiện tại Việt Nam cho thấy, 60% số người được hỏi cho biết họ dự định tiếp tục sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong 12 tháng tới. Khoảng 22% cho biết sẽ sử dụng dịch vụ này nhiều hơn trong tương lai.
Người dùng không chỉ đặt món thường xuyên, mà còn chi tiêu nhiều hơn trên một đơn hàng, đặc biệt, đơn hàng GrabFood lớn nhất năm 2022 có giá trị là 1,99 triệu đồng.
Phương Anh (nhân viên văn phòng tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chị và các đồng nghiệp trong phòng quy ước với nhau, hàng tuần sẽ tự nấu đồ mang đi ba ngày, hai ngày còn lại cùng đặt đồ trên app để đổi món, cũng như thảnh thơi hơn vào buổi sáng. "Phòng tôi là tín đồ của các app đặt đồ online, nhất là GrabFood vì menu phong phú, lại nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn", Phương Anh nói.

Gọi đồ ăn online là nhu cầu thiết yếu của dân văn phòng. Ảnh: Grab
Mặc dù vậy, các ứng dụng đang ghi nhận những thay đổi quan trọng đang diễn ra trong mảng giao đồ ăn trực tuyến. "Nhu cầu người dùng đang thay đổi. Không ít người vừa mong muốn duy trì phong cách sống tiện lợi, vừa kỳ vọng các dịch vụ hàng ngày có giá cả phải chăng hơn để tiết kiệm chi phí ứng phó với khó khăn tài chính", đại diện Grab nhận định. Vị này cũng cho biết, GrabFood đang cải tiến để giới thiệu đến người dùng ngày càng nhiều giải pháp ăn uống tiết kiệm. Đơn cử, người dùng có thể dễ dàng đặt được một bữa ăn tiết kiệm từ danh mục Grab Ngon Rẻ, Thực đơn 33K hay Đại tiệc trưa 0 đồng.
Doanh nghiệp đồng thời khuyến khích người tiêu dùng đặt hàng theo nhóm để tiết kiệm phí giao hàng, hoặc trải nghiệm các lựa chọn giao hàng có mức giá thấp hơn. Ngoài ra, những người thường xuyên đặt hàng GrabFood có thể cân nhắc mua gói ưu đãi GrabUnlimited để nhận đến 99 ưu đãi miễn phí giao hàng cho các đơn hơn hàng từ 100.000 đồng trong một tháng.
Song song, siêu ứng dụng này còn đẩy mạnh dịch vụ đi chợ online GrabMart với mạng lưới rộng lớn và đa dạng từ các đối tác siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn, cửa hàng tiện lợi cho đến các cửa hàng nhỏ lẻ, tiệm tạp hóa, chợ truyền thống. Người tiêu dùng nhờ đó có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa ưng ý , giảm thời gian thao tác và chờ đợi khi mua sắm. Khi muốn, họ có thể nấu nướng tại nhà vừa ngon miệng, vừa tiết kiệm
"Cuối tuần, tôi thường tận dụng gói freeship của GrabMart để đi chợ 'online' khắp các siêu thị, hàng quán, mà mất chưa tới 15 phút, lại có thể tối ưu giá thành nhờ so sánh được giá cả giữa các hệ thống", chị Phương Anh nói thêm.
Thế Đan