Đối với nhiều bạn trẻ, khái niệm streamer không còn xa lạ. Đây là nghề đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, với công việc truyền phát nội dung trực tuyến. Những năm gần đây, nghề này được nhiều người theo đuổi, nhất là các bạn trẻ. Một streamer có thể kiếm được tiền từ việc người xem donate, tặng quà trong quá trình stream.
Để trở thành streamer cần phải có độ hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó và người dẫn dắt câu chuyện phải đủ kiến thức để giữ chân người xem. Bất kể ngành nghề nào cũng đều có những mặt hạn chế của nó, streamer cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nghề phát sóng trực tuyến này. Nhiều người cho rằng đây là nghề "việc nhẹ lương cao", chỉ cần ngồi trước ống kính, không vất vả nhưng lại kiếm được nhiều tiền.
Chương Lê - một Idol của Bigo Live được nhiều bạn trẻ yêu mến đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang khi làm nghề. "Ở quê vẫn chưa công nhận nghề dù em kiếm ra tiền, người ta nói em chỉ là 'thanh niên lông bông' thôi!", Chương Lê bộc bạch.
Từng bươn chải từ sớm, Chương Lê tâm sự, bản thân không có cơ hội học hành đầy đủ như bạn bè cùng trang lứa. Anh từng nhập ngũ và thử sức ở nhiều công việc khác nhau như thợ điện, đi cắt tôn dạo. Covid-19 ập đến, Chương Lê không có việc làm, thu nhập bấp bênh. Anh chàng "đánh liều" lên Bigo Live livestream nói chuyện, tâm sự với mọi người. Bất ngờ nhận được sự yêu thích, trở thành một streamer và gắn bó với nghề đến hiện tại. Chương Lê cho rằng, nghề này như một bước ngoặt giúp anh có thêm nhu nhập và khoản tiền tiết kiệm đầu tiên trong đời. Anh còn phụ ba mẹ mua nhà, sửa sang nhà cửa, giảm bớt gánh nặng về kinh tế.
Cũng như Chương Lê, ít ai có thể biết được những "bóng đen tâm lý" mà Hồng Sơn - Idol của Bigo Live đang phải đối mặt mỗi ngày. Xuất thân từ gia đình khó khăn, không có điều kiện để học hành và phải lao động từ sớm, Hồng Sơn còn từng sang Trung Quốc để làm việc, mong sớm có điều kiện giúp gia đình trả nợ. Nhớ nhà, nhớ bạn bè nhưng không dám chia sẻ nhiều với người thân, Hồng Sơn đến với Bigo Live chỉ để kiếm một nơi tâm sự, giải bày nỗi niềm nhưng không ngờ lại nhận được sự đồng cảm và chia sẻ từ cộng đồng mạng. Chính sự tích cực, vui vẻ bất chấp hoàn cảnh, Hồng Sơn nhận được sự yêu thích và ủng hộ của cộng đồng. Hồng Sơn cho hay, chính cộng đồng Bigo Live đã giúp anh trở về Việt Nam sớm hơn dự tính nhờ vào những khoản donate.
Mỗi ngày, Hồng Sơn dành ra 7-8 tiếng để livestream trên Bigo Live. Thu nhập hiện tại từ công việc hiện tại giúp anh trả được nợ cho gia đình, có tiền tiết kiệm cho bản thân, thực hiện ước mơ kinh doanh đã ấp ủ từ nhỏ. Anh có được sự chú ý của người xem, nhận được nút bạc YouTube cùng hợp đồng quảng cáo riêng. Ngoài ra, Hồng Sơn còn đào tạo và dẫn dắt thế hệ nối tiếp để livestream tại Bigo Live.
Hồng Sơn cho rằng, đây là cơ hội dành cho các bạn trẻ, nhưng không dành cho những ai lười biếng; đòi hỏi bạn phải làm việc, suy nghĩ và đổi mới liên tục, không bao giờ được giậm chân tại chỗ. "Như 'làm dâu trăm họ', không phải lúc nào bạn cũng được yêu thích. Những khi nhận bình luận tiêu cực, streamer phải có tinh thần thép, trau dồi cái tôi riêng mạnh mẽ, biết cách đứng lên từ dư luận và thể hiện năng lực bản thân, dùng hành động để chứng minh thay vì tranh chấp", Hồng Sơn chia sẻ về mặt trái của nghề.
Hay như Xuân Tâm, gương mặt được yêu thích tại Bigo Live cũng có nhiều nỗi niềm khó chia sẻ. Là một Drag Queen (nghệ sĩ giả nữ), quen thuộc với những màn trình diễn, luôn tự tin trước nhiều người nhưng Xuân Tâm cũng có những trăn trở khi gia nhập và trở thành streamer. Xuân Tâm cho rằng, đây là một nghề tưởng dễ mà khó.
"Giữa hàng trăm hàng nghìn người livestream, mình cần có cái tôi thu hút, cá tính độc đáo để được khán giả ghi nhớ. May mắn vì mình đã là Drag Queen, đã quen với trình diễn và biết cách thu hút khán giả", Xuân Tâm bộc bạch.
Theo Xuân Tâm, rào cản lớn nhất chính là bị dị nghị và đánh giá "ngồi không có tiền", đồng thời mỗi streamer đều phải đầu tư, cố gắng rất nhiều, chứ không chỉ livestream nói chuyện. Xuân Tâm tin tưởng, công việc nào cũng có mặt trái, nên thay vì bận lòng thì dành thời gian nỗ lực phát triển bản thân. Xuân Tâm kể lại, những ngày mới bắt đầu công việc, do tự tin nên Tâm không dám thể hiện cá tính bản thân, hạn chế giao lưu với Idol và người dùng khiến công việc chậm phát triển, không bứt phá. Sau một thời gian làm streamer, Tâm cho biết luôn tự tin với con người hiện tại, làm việc đúng với đam mê và hoài bão ao ước.
"Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất, hãy sống để sau này già đi sẽ không phải hối tiếc vì những điều dở dang của tuổi trẻ mà ta đã đi qua và không bao giờ quay lại được", Xuân Tâm nói.
Còn Bảo Trân, người vừa đoạt được giải quán quân Bigo Gala trong năm 2021 vừa qua cũng cho biết, rào cản lớn nhất của nghề này là vừa phải kiếm tiền vừa không được đánh mất chính mình, có sức chịu đựng áp lực, nếu không có tinh thần vững vàng có thể bị gục ngã bất cứ lúc nào.
Chia sẻ về công việc hiện tại, Bảo Trân cho biết nghề đem lại cho cô mức lương đáng mơ ước nhưng không hề trải hoa hồng hay dễ dàng. Cô phải liên tục trau dồi kiến thức, phát triển bản thân, làm mới mình để những buổi livestream không nhàm chán. "Mình nghĩ nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. Công việc ở Bigo Live phù hợp cho người thích tự do, không bị gò bó giờ giấc như mình", Bảo Trân chia sẻ về cái duyên đến với nghề. Hiện tại, cô dành 5 tiếng mỗi ngày để livestream trò chuyện cùng khán giả. Là người vui vẻ hoạt ngôn, thích mang năng lượng tích cực đến cho người khác, hướng ngoại, năng động, yêu tự do, cùng với sức trẻ và sự tự tin, Bảo Trân là một trong số những gương mặt được chú ý trên Bigo Live.
Theo đại diện Bigo Live, đằng sau ánh hào quang, tiền tài, danh vọng, cơ hội, nghề phát sóng trực tuyến còn gặp nhiều thách thức và mặt tối ít ai nhìn thấy. "Với những Idol của Bigo Live, tài năng, tự tin và bản lĩnh đối đầu với phán xét tiêu cực là ba tố chất không thể thiếu. Đó cũng là cuộc sống mà các streamer đang hướng tới", đại diện Bigo Live cho hay.
(Nguồn: Bigo Live)