Chị Vy (40 tuổi, TP HCM) chia sẻ, bé nhà chị học lớp 5 vẫn còn hay mất tập trung trong lớp. Mỗi ngày, thầy cô và bố mẹ đều phải nhắc con làm bài tập. Con ngồi vào bàn học bài thì nhiều nhưng kết quả đạt được chưa cao, chị rất sốt ruột.
Đốc thúc con học bài thường là thói quen của phụ huynh. Thế nhưng, chỉ cần rèn luyện cho con kỹ năng tự lên kế hoạch, cha mẹ không cần nhắc nhở, con cũng có thể có thành tích tốt hơn.
Trẻ tự lên kế hoạch học tập sẽ xác định được mục tiêu rõ ràng, có động lực học và làm bài. Khi lập thời gian biểu, bé có thể tự giác, tập trung vào bài vở, ít bị phân tán tư tưởng bởi môi trường bên ngoài, chất lượng nhờ đó được nâng cao.
Năm học mới đến, phụ huynh nên bắt đầu rèn cho con kỹ năng tự lên kế hoạch để có phương pháp học hiệu quả. Cha mẹ có thể tạo cảm hứng, động lực cho bé thông qua môi trường học sáng tạo, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, có sử dụng các thiết bị công nghệ... Cha mẹ cũng nên trao thưởng khi bé đạt thành tích tốt, bắt đầu từ những môn thú vị, nhiều tương tác như tiếng Anh, năng khiếu...
Ngoài các môn văn hóa, phụ huynh có thể trang bị cho bé kỹ năng mềm tại các lớp học ứng dụng phương pháp tư duy. Phương pháp giáo dục tiến bộ giúp trẻ có thể nhìn nhận được điểm mạnh, yếu của bản thân.
Phương pháp tư duy thế kỷ 21 là phương pháp giáo dục đang được ứng dụng trong các khóa học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ ILA. Phương pháp này kết hợp nhiều hoạt động thảo luận, thuyết trình, chơi trò chơi cùng với lớp học để trẻ dễ dàng thích ứng, tạo hứng thú. Ngoài tiếng Anh, các khóa học của ILA còn phát triển cho các em 6 kỹ năng thiết yếu gồm khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự hoàn thiện bản thân, kiến thức công nghệ.
Kỹ năng giao tiếp đẩy nhanh sự hòa nhập của bé trong môi trường mới; kỹ năng hợp tác khuyến khích các em làm việc nhóm, tự giải quyết các vấn đề; khả năng sáng tạo mang đến các giải pháp mới... Tư duy phản biện đem lại cho bé những lập luận và những quyết định phù hợp; kiến thức công nghệ giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên số và khả năng tự hoàn thiện bản thân để trẻ không ngừng tiến lên phía trước.
Nhiều hoạt động thảo luận, thuyết trình, trò chơi còn tạo môi trường học năng động, sáng tạo cho các em. Nhờ đó, trẻ có thể rèn luyện và dần lên kế hoạch học tập cho bản thân.
Kim Uyên