Đầu tháng 6, cô đến Bệnh viện Nhân dân số 2 ở tỉnh Chiết Giang, bác sĩ Li Juan đã nội soi để kiểm tra ruột phát hiện một con giun đũa đang ngọ nguậy bên trong. "Ruột là điều kiện ký tưởng để ký sinh trùng phát triển, nhưng ngạc nhiên là chỉ có duy nhất một con giun lớn trong ruột bệnh nhân này", bác sĩ Li Juan nói.
Bác sĩ nội soi gắp con giun đũa dài 30 cm ra khỏi ruột bệnh nhân.
Theo các chuyên gia, giun đũa ký sinh trong cơ thể do vệ sinh kém, ăn uống thực phẩm ô nhiễm dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh cũng phổ biến hơn ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém hoặc nơi phân người được sử dụng làm phân bón.
Theo thống kê, khoảng 800 triệu đến 1,2 tỷ người trên thế giới bị giun ký sinh. Những người bị nhiễm giun đũa thường khó nhận biết triệu chứng, chủ yếu bị đau bụng nhẹ đến sốt, buồn nôn và nôn. Nhiễm trùng giun đũa dạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tắc nghẽn đường ruột và suy giảm sự phát triển ở trẻ.
Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc chống giun sán như albendazole, mebendazole và có thể phòng ngừa được với vệ sinh tốt. Các chuyên gia khuyến cáo nên rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi chạm đất, đặc biệt là những nơi có thể bị ô nhiễm bởi phân người.
Quỳnh Anh (Theo Iflscience)