Bộ chén ăn khi cả gia đình quây quần, khay mứt trên bàn đón khách,
bình hoa bên mâm ngũ quả... được Minh Long lồng ghép họa tiết Á đông,
lưu giữ nét đẹp văn hóa Việt.

Bộ chén ăn khi cả gia đình quây quần,
khay mứt trên bàn đón khách,
bình hoa bên mâm ngũ quả...
được Minh Long lồng ghép họa tiết Á đông,
lưu giữ nét đẹp văn hóa Việt.

Chọn hoạ tiết thể hiện bản sắc văn hóa Việt luôn là triết lý xuyên suốt trên các tác phẩm gốm sứ của Minh Long I. Câu chuyện đi từ bàn ăn đến phòng khách, lưu giữ và truyền bá những giá trị thiêng liêng trong mỗi nếp nhà, nối dài thành mạch nguồn chảy mãi đến thế hệ sau. Vậy nên dịp Tết Nguyên đán, các tác phẩm gốm sứ Minh Long I lại được nhiều gia đình chọn mua, đều đặn như sắm đào mai, bánh mứt, điểm trang lại không gian để đón xuân về.

Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian thư giãn sau một năm bận rộn. Đây cũng là khoảnh khắc mọi người hướng về nguồn cội với những phong tục, tập quán của riêng Tết.

Gốm sứ Minh Long I hiện diện trong bữa ăn gia đình dịp Tết.

Đầu tháng Chạp, nhà nhà bận rộn sắm mới đồ dùng. Những chuyến xe chở đào mai, cây cảnh thắp lên những gam màu mới cho phố phường. Tết ông Công ông Táo, thấy bà và mẹ thổi xôi, luộc gà. Đám trẻ theo mẹ ra chợ mua hoa, bày mâm ngũ quả. Những món đồ sứ quý nhất để trong tủ, Tết mới dám đưa ra để bày biện, cắm hoa, đặt mứt... Người Việt tin rằng sự thành tâm sẽ giúp năm mới an lạc, suôn sẻ, phúc thọ tràn đầy.

Trong nhóm sản phẩm này, hãng gốm sứ lớn nhất Đông Nam Á theo đuổi hai trường phái họa tiết: hoa văn mang tính dân gian với làng quê, đất nước, đời sống, con người; thứ hai là ý nghĩa phong thủy, chạm trổ công phu với những linh vật tiêu biểu.

Mỗi sản phẩm gốm sứ của Minh Long I là một “sứ giả” quảng bá nét đẹp truyền thống Việt.

Dù giản đơn như bộ đồ ăn truyền thống, bình trà hay lọ hoa, nét hồn Việt vẫn tạo dấu ấn sâu đậm trong mỗi sản phẩm. Để nếp nhà trong những ngày Tết vẫn đậm chất Việt, ấm cúng và sum vầy.

Mỗi sản phẩm của Minh Long I mang trong mình vai trò của một "sứ giả" quảng bá nét đẹp truyền thống, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Bởi nhà sáng lập quan niệm rằng, nghệ thuật là thứ ngôn ngữ truyền tải văn hóa hiệu quả nhất. Không chọn nhiều họa tiết rườm rà, các nghệ nhân dùng những hoa văn gần gũi nhưng có hồn, tái hiện sống động nét đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc, đời sống và cảnh vật Việt Nam. Từ những hình tượng ý nghĩa đó, hãng khéo léo nghệ thuật hóa, biểu đạt bằng các nét vẽ thanh thoát, kỹ thuật trổ màu độc đáo, tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ bàn ăn đến phòng khách.

Hoa văn Trống Đồng tái hiện biểu tượng văn hóa và nền văn minh của người Việt cổ.

Trên sản phẩm Minh Long I, những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhất đều đẫm chất thơ, nghệ thuật.

Như bộ sản phẩm Hồn Việt lấy cảm hứng từ những vật dụng quen thuộc miền quê Việt Nam, đem lên bình hoa, ấm trà, chén đĩa. Bàn tay nghệ nhân khéo léo vẽ lại chiếc lu mái vú (loại lu rộng và có cái bụng phình to) đựng nước sau hè, chiếc nón lá miền quê với cảnh sắc ba miền. Những kiến trúc cổ như chùa Một Cột, Quốc Tử Giám, chùa Thiên Mụ cũng được khắc họa rõ nét.

Trên mỗi tác phẩm tái hiện cảnh đời sống nông thôn như giã gạo, cô gái giặt giũ bên sông. Đi về miền quê, đứa trẻ nào không nhớ những ngày cùng đám bạn chầu chực bên nải chuối chờ vặt quả chín, cây mít nở mắt thơm lừng, buồng cau, cây dừa cao vút... Gom tất thảy nét cổ kính, bình dị, Hồn Việt gợi nỗi nhớ về nguồn cội, khiến những người con xa xứ thêm trân trọng giây phút sum vầy bên gia đình trong dịp Tết.

Hồn Việt mang nhiều họa tiết đậm chất dân gian.

Còn trên bộ sản phẩm Vinh Quy Nhạt với bình trà, chén đĩa, tái hiện tục lệ Vinh quy bái tổ. Người dùng như ngược về quá khứ, nhìn ngắm trạng nguyên cưỡi ngựa lọng che trên đầu về quê bái kiến tổ tiên, hai bên là hàng dài cờ quạt, cờ biển vua ban. Mỗi hình ảnh đều được các nghệ nhân khắc họa một cách chi tiết, rõ nét nhằm gửi gắm thông điệp tốt đẹp về một nét văn hóa tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Con người dù thành công đến đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn, luôn biết ơn đấng sinh thành và những người đã giúp đỡ để bản thân có được sự thành công của ngày hôm nay.

Vinh quy nhạt mang hình ảnh vinh quy bái tổ của trạng nguyên cưỡi ngựa với lọng che,cờ quạt, cờ biển...

Ở bộ sản phẩm Chim Lạc, hãng kể câu chuyện về loài chim nước theo mùa, đến với con người, bay đi rồi lại trở về, thủy chung, son sắt. Chim lạc tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách. Hình ảnh chim lạc chinh phục bầu trời được khắc họa thành biểu tượng trên trống đồng Ngọc Lũ. Bộ sản phẩm từ Minh Long I gợi nhắc lối sống tốt đẹp của người Việt xưa - vượt mọi gian khó để lập nghiệp, một thời gian sau mang theo của cải vật chất kiếm được về đoàn tụ cùng gia đình...

Minh Long I kết hợp giá trị văn hóa vào từng sản phẩm trong bộ Chim Lạc.

Nét văn hóa hồn Việt còn hiện rõ trên những bộ bàn ăn, bộ trà, bình hoa lấy hoa sen làm họa tiết chủ đạo. Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam, được nhiều người yêu thích với vẻ đẹp thanh khiết, bình dị, tượng trưng cho lối sống giản dị, hiền hòa, mến khách của dân tộc Việt Nam. Loài hoa này cũng gợi ý nghĩa về phúc lành, đoàn tụ và hòa hợp giữa các thành viên gia đình.

Theo lãnh đạo Minh Long I, từ thiết kế đến tạo hình, người nghệ nhân đều biến mình thành khách hàng, để thấu hiểu mong ước lẫn kỳ vọng, hiện thực hóa trong mỗi chiếc chén, bình trà. Vì vậy ngoài tính nghệ thuật, sản phẩm còn đa năng, ứng dụng cao.

Vượt lên trên công năng của những vật dụng ăn uống, khi cả nhà cùng cùng quây quần thưởng thức bữa ăn ngon hay tách trà nóng, mỗi tác phẩm khắc họa trên chén bình đều có thể trở thành lời dẫn vào các câu chuyện lịch sử, văn hóa, thêm ý nghĩa khoảnh khắc đoàn viên. Sự gắn kết của gia đình từ đó thêm sâu sắc, vẹn tròn, như chính mong ước của Minh Long I.


Nội dung: Minh Tú - Thiết kế: Duc Tran - Ảnh: Minh Long - Kỹ thuật: Bá Sơn

Nội dung: Minh Tú - Thiết kế: Duc Tran
Ảnh Minh Long - Kỹ thuật: Bá Sơn

Để chọn mua sản phẩm bộ đồ ăn và bình trà của Minh Long,
bạn đọc truy cập tại website hoặc tại đây