III - Ảo ảnh và ham muốn tình dục
Các nhà phân tâm học đã đồng hóa ham muốn với yếu tố tiền kích trong sự tưởng tượng về một khoái cảm mà ta không trù tính trước trong thực tế. Đứa trẻ luôn ảo ảnh đến lần bú tới - đó là một minh họa rất đúng. Những định nghĩa này có xu hướng hòa trộn ham muốn và ảo ảnh. Ham muốn giới tính thực sự là một sự thèm muốn mạnh mẽ, nó đẩy ta đến việc tìm kiếm những khoái cảm tình dục. Nhưng nó được nuôi dưỡng bởi 2 nguồn:
A/ Phía trong: đó là ảo ảnh như các nhà phân tâm học khẳng định và như hình ảnh minh họa về ảo giác bầu sữa mẹ của đứa trẻ.
B/ Một nguồn phía ngoài: gợi lên từ một thực thể, kích thích mạnh mẽ về cảm giác như: cái cổ áo khoét sâu, một giọng nói ấm áp run rẩy, một sự đụng chạm vụng trộm của bàn tay, hương thơm của da thịt, sự ngọt ngào của nụ hôn, tất cả đều tạo nên những kích tố thích hợp nuôi dưỡng những ham muốn của chúng ta, rõ ràng là hơn một cơ thể trần trụi, phô bày một cách quá thô bạo.
Vậy là, ảo ảnh - một “kịch bản tưởng tượng” mà chủ thể tham gia diễn vai của mình một cách méo mó, sự hoàn thành ham muốn vô thức đã tạo nên một thành phần quan trọng của ham muốn, và thành phần của thực tế cũng không kém phần cần thiết. Ngay cả khi mà giấc mơ phấn kích và thèm khát đến mức mà người ta có thể thích nó hơn cả thật. Dù nó là gì đi nữa, ham muốn tình dục được thỏa mãn khi nó không bị kết tội, đạt tới trạng thái cảm xúc đặc biệt không phải lo sợ, hoặc cảm nhận được khoái cảm lẫn hạnh phúc niềm vui. Niềm vui làm tăng tình cảm với cuộc sống, cái mà người ta có thể so sánh đó là niềm vui vô hạn bởi sự hình thành đứa trẻ bị cuốn hút trong trò chơi của mình, đó như niềm vui của một người nghệ sĩ đang sáng tạo.
IV - Ham muốn từng trải qua giống như một sự thiếu thốn
Theo quan niệm phân tâm học, ham muốn nghiêng về ảo ảnh hơn là thực tế. Ảo ảnh, như Stoller nhấn mạnh thường tạo ra những cảm xúc, tạo nên những gia vị quen thuộc của sự đồi bại, sự bất bình, mối nguy, sự bí mật, sự trả thù, sự thiếu nhân tính. Cái mà chúng ta phải ghi nhớ khi đề cập đến việc học ham muốn, nhất là hai thành phần của ảo ảnh: sự thiếu thốn và điều cấm đoán. Minh họa rõ cho điều này chính là vua Marc khi ông ta xen vào giữa Yseul và Tristant. Sự thiếu thốn có thể sinh ra tranh giành một cuộc chiến tưởng tượng sâu thẳm từ những năm ấu thơ. Khi đó ham muốn lớn theo không ẩn chút lo sợ, có thể đó là bản chất của “cuộc chiến” này. Trẻ em ở tuổi phát triển nhất về trí tuệ mong muốn thấy lại được những tình cảm đầy đủ mà nó trước kia đã từng được biết đến trong vòng tay âu yếm của tình mẫu tử. Nhưng cái hưng phấn của nó hướng về “những vần thơ thiên đường thời ấu thơ” đã vấp ngay phải những cấm đoán định ra bởi những điều kiêng kị, bởi một sự loạn luân. Những xung năng của thời niên thiếu sau này lại tái kích hoạt những mối xúc động hai mặt tương tự và gắn tất cả giá trị của nó vào ảo ảnh. Về việc đó, J.D Vincent viết: ham muốn giống như phần tinh hoa nguyên chất của con người. Như một động cơ không thể thiếu của hành động? Không phải nhu cầu mà là sự “thiếu thốn” giục giã hoạt động ham muốn. Thiếu thốn trở thành một yếu tố cổ vũ, khích lệ cho nhu cầu, và chính nhu cầu được hình dung, tưởng tượng chứ không phải là sự tận hưởng nó. Như vậy nó có thể là những ham muốn yêu đương thực sự. Theo Stendhal sự kết tinh chỉ là một sự phục vụ hoạt động không ngừng của ham muốn thông qua sự giả vờ mất đi đối tượng được yêu.
Như vậy chúng ta có thể ham muốn cái mà chúng ta không có. J.A. Bertrand tự hỏi người đàn ông ham muốn gì? Rõ ràng anh ta ham muốn cái anh ta không có. Cái anh ta có, anh ta hưởng thụ và nhanh chóng chán nó. Hãy lấy ví dụ giải Nobel văn học. Một người ham muốn nó trong nhiều năm trời đằng đẵng, nhưng vào cái ngày mà anh ta đạt được nó, có thể một sự chán ngán kỳ lạ xâm chiếm anh ta. Có khi đến cả mức anh ta sẽ từ chối nó. Người ta nói rằng anh ta muốn gây ấn tượng hoặc tạo hình ảnh. Họ đã nhầm, anh ta muốn còn có thể hối tiếc nó. Sự hối tiếc là một sự thay thế của ham muốn.
Nhưng như vậy, nếu thiếu thốn tạo nên ham muốn thì phụ nữ đã phải ham muốn một cách đặc biệt, ít nhất là theo như định nghĩa mà các nhà phân tâm học đưa ra J.Chasseguet - Smirguel viết: người ta thấy rằng giới tính nữ được đặt hoàn toàn dưới dấu hiệu của sự thiếu thốn: chỗ lõm âm đạo, thiếu dương vật, thiếu hụt một bản chất giới tính đặc biệt, thiếu một đối tượng có đầy đủ ham muốn tình dục, thiếu một năng lực cá nhân trong việc xâm chiếm mình và cuối cùng là việc thiếu sự thèm khát. Thêm vào đó là thiếu sự tương quan giữa bản sắc giới tính và khả năng tác nhân kích thích.
Từ đó như Todorove người ta có thể thiết lập mối quan hệ giữa ham muốn và lời nói: Ông viết cái này và cái kia, vận hành theo cách tương tự nhau, lời nói bao hàm sự vắng mặt của sự vật, cũng như ham muốn bao hàm sự vắng mặt của bạn tình. Cái này và cái kia đến đánh thức những ý nghĩ truyền thống muốn nhìn nhận sự vật trong trạng thái thật gắn kết với chủ thể. Cái này cái kia đạt tới tận cùng của hội thoại, của hạnh phúc. Từ nói ra chỉ về sự vật cũng như ham muốn dành cho mọi đối tượng của ham muốn. Như vậy rõ ràng sự thiếu hụt, sự vắng mặt này thúc đẩy lời nói và kích thích ham muốn hơn.
Ngôn ngữ và ham muốn
Cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ riêng cho từng loại hình nghệ thuật làm chất liệu. Ham muốn sử dụng làm chất liệu tâm thức và cảm giác. Không phải vô ích khi nhắc lại rằng ngôn ngữ cũng giống như ham muốn với những quanh co về mặt ngữ pháp. Những cách thức biểu đạt khác nhau mà Freud đã sử dụng nó để chỉ những ham muốn bị xua đuổi phù hợp một cách kỳ lạ với những biện pháp tu từ của ngôn ngữ như ẩn dụ hoán dụ, cơ động, đảo từ v.v...
Như vậy ham muốn cắm rễ trong những phần sâu nhất của một con người, trong sự tưởng tượng ái dục và đồng thời ở con người sinh học chúng ta. Trái lại những quan niệm học của chúng ta được nuôi dưỡng bằng không khí, thời gian, tạo nên những địa tầng nông nhất. Tuy nhiên có tồn tại một sự xét hỏi không ngừng giữa vùng của ham muốn và vùng của những thẩm mỹ văn hóa xã hội.
Mối quan hệ với thời gian
Cách mà các nhà thơ dấn thân vào những cuộc phiêu lưu của ham muốn được thể hiện khôi hài. Ham muốn là một sức mạnh không ngừng hướng về sự thiếu vắng, hoặc một nơi nào đó khác đây, một tương lai mà trên đó quá khứ có thể tái tạo.
Như vậy ham muốn có liên hệ với thời gian, ham muốn có thể tồn tại thường xuyên. Không phải tình cờ mà Proust đã đặt tiêu đề cho một tác phẩm của mình là “những quãng thời gian của trái tim”. Thật vậy, chúng ta được chuyển dời từng quãng thời gian đến “cái tôi bản ngã”, thường xuyên không biết đến bản thân bởi chính chúng ta, đảm nhận việc chăm sóc những ham muốn của chúng ta.
Ham muốn thách thức thời gian, sự đối đầu thường xuyên với thời gian là biểu đạt mạnh mẽ nhất và sai lệch nhất của ham muốn. Từ chối thời gian có thể dẫn đến sự điên loạn hay một trong những biểu hiện ngự trị. Như vậy mọi công việc của ham muốn nằm trong sự vận động nhất thời. Nếu gắn vào trong khoảng không gian mở của ký ức, giữa sự bắt đầu của kỷ niệm và tương lai, tương lai này tái tạo lại quá khứ và cho ham muốn một cảm giác về cuộc sống đầy đủ của chúng ta.
Như vậy ham muốn thuộc về nhiều yếu tố:
1 - Nhân cách
Không nghi ngờ gì nữa, ham muốn chính là một sức mạnh kích động lớn nhất của chúng ta. Nó xuyên qua xu hướng chủ quan của một nhân cách được tô vẽ, độc đáo nhưng đặc biệt giàu mâu thuẫn sáng tạo. Đối với chúng ta nó là một trong những dấu hiệu chân thực nhất cho mỗi nhân cách.
2 - Nhục thể
Nó cũng vươn sâu rễ không kém gì bản chất sinh học và giống như vẻ thẩm mỹ của một thời. Chắc chắn trước hết, ham muốn vẫn là sự tìm kiếm mạnh mẽ bền bỉ và mơ hồ giành cho đối tượng chưa định hình. Salvadoi đã gọi “sự sáng suốt mù quáng của ham muốn”. Mặc cho sự mờ ảo vô tận của đối tượng, ham muốn vẫn muốn đảm nhận tất cả mọi thực tế giới tính. Vai trò của tưởng tượng ái dục là thiết lập một cầu nối giữa những xúc cảm của ham muốn và cảm xúc đặc biệt của khoái lạc. Miền kích dục ưu tiên của bộ não muốn tạo dựng bằng tiếng kêu, bằng nước mắt, bằng những cái vuốt ve, những nụ hôn, những cái thở dài và sự thèm khát, thanh cao của phấn kích cái mà ngôn ngữ lời nói và sự phấn kích bên trong muốn thể hiện một cách mơ hồ. Như vậy ham muốn cũng cắm sâu rễ trong tầng sinh lý và trong tầng sinh học. Cái thành tố này tác động đến sinh hoạt tình dục cũng như động cơ tâm lý.
Nhiều nhà thơ ghi nhận rằng: sự phong phú của cơ thể vật lý ở thời điểm mà ham muốn dâng trào, đẩy ta đến gần hơn “cái chết” của chủ thể và đối tượng của ham muốn.
3 - Cuộc sống cảm giác và ham muốn có thể phấn kích người này và người kia
Những nhà thơ biết rõ điều đó, họ phấn khích và giải phóng nó, cho có sức mạnh, sự cuồng nhiệt của họ. Nhưng cuộc sống của những cảm giác này được Apolinaire không gọi bằng tất cả sự hăng hái của nó, vì nó có khả năng bóp chết kỷ niệm, sự hối tiếc, ham muốn và cả ảo ảnh.
“Tôi viết chủ đề phấn kích các bạn
Ôi cảm giác, cảm giác, người yêu dấu
Kẻ thù của kỉ niệm
Kẻ thù của hối tiếc
Kẻ thù của nước mắt
Và của tất cả những gì tôi yêu”
Như vậy ham muốn vừa là căn nguyên của khoái lạc, vừa là căn nguyên của thực thể.
Thực vậy, sự tưởng tượng ái dục nằm ngay bên cạnh căn nguyên của khoái lạc vì một lý do đơn giản: nó biểu lộ mức độ cao nhất hình thái của tự do cơ thể tạo ra so với trệt tự đã được thiết lập. Đó là giá trị của tâm thức duy nhất, Marcuse đã nói, nó nằm ngay trong một miền tự do rộng so với căn nguyên của thực thể và trong một khối cầu của ý thức phát triển. Người ta đã hiểu rõ hơn tại sao ham muốn, kẻ mang mầm mống của sự phá hoại, lại có thể thường xuyên bị gục ngã chỉ bởi một cú của hàng trăm những hình thái sức ép xã hội. Các nhà siêu thực thấy rất rõ vấn đề này trong trò chơi tự do của sức tưởng tượng, họ đã nhìn thấy sự bác bỏ căn bản nhất của một xã hội và hệ thống các giá trị của nó. Đó là lý do của sự sáng tạo đủ mọi loại nghệ thuật, văn học, âm nhạc, hội họa, tạo hình… chúng cấu thành biểu hiện của sự ham muốn. Freud đã từng không tán thành danh dự, sức mạnh, tình yêu của những người đàn bà tạo ra những thỏa mãn cơ thể, thay thế một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng thực tế ham muốn không thể tồn tại được nếu không có những yếu tố gây ham muốn. Nó chỉ tồn tại được khi nó được "dàn cảnh" và “lồng âm thanh” cho những tình huống cụ thể, thực tế. Sự tưởng tượng ái dục luôn vượt lên trên nhưng đừng bao giờ chối bỏ nó. Nó, giống như éluard từng nói: cần sự hài hòa pha trộn viễn tưởng và thực tế.
Còn nữa
Cuốn sách "Giới tính theo cuộc đời" của tác giả Gilbert Tordjman, bản dịch của Đức Anh và Ngân Đăng, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2002.