Ghi nhận từ sàn một sàn giao dịch tại quận 2, TP HCM cho thấy ba năm trở lại đây số lượng nhà đầu tư tìm hiểu sản phẩm địa ốc tại những thị trường xung quanh Sài Gòn có xu hướng đi lên. Những khách hàng này chú trọng tìm kiếm bất động sản liền thổ, ven sông, sản phẩm thuộc các dự án tổ hợp, khu đô thị sinh thái quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ tiện ích, hạ tầng và kết nối tốt với TP HCM. Những địa phương vào "tầm ngắm" của giới đầu tư gồm Biên Hòa (Đồng Nai), thậm chí có khách hàng sẵn sàng mở rộng phạm vi đến Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đại diện sàn giao dịch này nhận định sự chuyển dịch đầu tư về các đô thị vệ tinh của TP HCM nhằm đón đầu đà phát triển về hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Có thể kể đến các dự án như sân bay quốc tế Long Thành, Vành đai 2, Vành đài 3, các tuyến cao tốc, tuyến kết nối liên vùng, liên tỉnh... Dù nhiều dự án chưa khởi công, thông tin về định hướng đầu tư vẫn tạo cú hích thúc đẩy bất động sản các địa phương phát triển.
"Nếu đợi thị trường có đầy đủ hạ tầng hoàn thiện mới tham gia thì nhà đầu tư sẽ lỡ mất cơ hội sở hữu bất động sản với mức giá tốt", một nhà đầu tư sành sỏi nhận định.
Theo dự đoán của các chuyên gia, địa phương tiếp theo đón nhận "làn sóng" tăng trưởng lớn là khu vực Đồng Nai khi đứng trước cơ hội bứt phá lớn nhờ hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ và sự xuất hiện của những dự án đô thị quy mô hàng nghìn hecta như Aqua City do Novaland triển khai.
Tại tọa đàm về xu hướng thị trường bất động sản sau Covid-19 giữa tháng 7, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM cho bết, nhiều tập đoàn hướng về vùng vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Sự dịch chuyển đó là tất yếu, mang tính quy luật. TP HCM vẫn hấp dẫn nhưng đã xuất hiện lực đẩy, đẩy dòng đầu tư dịch chuyển vùng lân cận do quỹ đất ngày càng hạn hẹp, hạ tầng quá tải. 5 năm gần đây, sự phát triển của Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một cực đối trọng của TP HCM chứ không phải là vệ tinh phụ thuộc hạt nhân TP HCM.
"Ngoài yếu tố đất đai, con người, các tỉnh này còn có yếu tố kỹ thuật phù hợp. Chẳng hạn Đồng Nai có sân bay Long Thành, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, các tuyến vành đai... đủ sức hút người dân về đây", ông Hòa dẫn chứng.
Song song đó, xu hướng đầu tư vào bất động sản liền thổ quanh TP HCM cũng có sự thay đổi. Thay vì đầu cơ đất nền như những năm trước đây, hiện phần lớn nhà đầu tư chuộng nhà phố, biệt thự sinh thái trong những dự án có khả năng "tạo thị", tức hình thành cộng đồng dân cư hoàn chỉnh, văn minh với đầy đủ tiện ích giáo dục, y tế, thương mại, giải trí...
Đơn cử tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng trong giai đoạn đầu phát triển, xung quanh dự án xuất hiện những khu vực "chạy đua" bán đất nền. Tuy nhiên theo thời gian, tốc độ tăng trưởng giá trị của khu đô thị hiện đại bậc nhất Nam Sài Gòn liên tiếp lập đỉnh, trong khi những khu vực đầu cơ đất nền chỉ có thể chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác mà không hình thành cộng đồng dân cư hoàn chỉnh tương tự.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, đô thị vệ tinh đang sở hữu tiềm năng tăng trưởng lớn trong bối cảnh TP HCM đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung. Trong năm 2020, Đồng Nai và Long An là những thị trường bổ sung nguồn cung lớn cho nhà đầu tư phía Nam. Trong đó, nhà liền thổ, sản phẩm bất động sản sinh thái sẽ được ưu chuộng, nhất là các dự án có chủ đầu tư uy tín.
"Nếu hạ tầng kết nối tốt, các địa phương phát triển các khu kinh tế mới gắn liền với việc phát triển các khu đô thị quy mô tại các khu đô thị vệ tinh thì khả năng sinh lợi từ các dự án này sẽ thực sự hiệu quả", ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Phó giám đốc bộ phận tiếp thị dự án nhà ở của CBRE Việt Nam cho hay.
Cũng theo các chuyên gia, thời gian gần đây, nhiều người không chỉ đòi hỏi cuộc sống theo nghĩa sống, làm việc, mà cần ngôi nhà có không khí trong lành và sạch sẽ, tốt cho sức khỏe. Vì thế nhu cầu đầu tư và an cư tại các khu đô thị sinh thái liền kề thành phố gia tăng.
Hiện nhiều doanh nghiệp đã sở hữu quỹ đất lên đến hàng nghìn hecta tại các đô thị vệ tinh. Cùng với tiềm lực phát triển dự án mạnh, một số dự án tạo cơ hội lớn cho nhà đầu tư tham gia vào thời điểm này để tranh thủ đà tăng trưởng giá trị trong tương lai.
Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện Tập đoàn Novaland, đơn vị đang phát triển đô thị sinh thái thông minh Aqua City, dự án quy mô lớn bậc nhất phía Đông TP HCM cho biết, tiện ích, cảnh quan đồng bộ được xác định là yếu tố quan trọng giúp thu hút cả người mua để ở và nhà đầu tư. Do đó ngay từ đầu, khu đô thị đã được quy hoạch với loạt tiện ích quy mô lớn như trung tâm thương mại - giải trí, tổ hợp thể thao trong nhà và ngoài trời, bến du thuyền, quảng trường, công viên, đường dạo bộ ven sông, bệnh viện, trường học tiêu chuẩn quốc tế...
Dự án hiện cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự gắn liền với cảnh quan sinh thái ven sông vốn có nhiều lợi thế hình thành cộng đồng văn minh, bền vững. Đây cũng được xem là cơ hội đầu tư tốt dành cho những nhà đầu tư nhanh nhạy, tìm kiếm sản phẩm có tiềm năng tăng giá lớn, đón đầu đà phát triển hạ tầng phía Đông TP HCM và xu hướng lựa chọn không gian sống xanh ngày càng tăng.
Nam Anh