Bắt nguồn từ "genggang" trong tiếng Malaysia nghĩa là "sọc", gingham du nhập vào châu Âu từ thế kỷ thứ 17, để từ đó, các mẫu thiết kế gingham đã phát triển từ sọc trơn biến thành kẻ ca rô chìm. Đặc điểm cơ bản của loại vải này là có hai màu sắc, với độ đậm nhạt khác nhau. Trong suốt bốn tuần lễ thời trang từ New York đến Paris, làng mốt chứng kiến nhiều mẫu thiết kế dùng vải gingham như trang phục của Altuzarra, Oscar de la Renta, Michael Kors... Điều đó phần nào cho thấy sức nóng của loại vải này ở nửa đầu năm sau. Khác với các loại vải dệt khác, gingham đặc biệt không có mặt trái - phải hoặc ranh giới giữa chúng khá mờ. Đó là một trong những thế mạnh của chúng mà các nhà tạo mốt có thể tận dụng để tạo ra những thiết kế xẻ, để lộ mặt trong của vải như trên hình. Vừa qua, Diane von Furstenberg đã trình làng bộ sưu tập Xuân Hè mới nhất, trong đó, vải gingham được thể hiện ở kiểu dáng đa dạng, phong phú, từ váy liền thân, đến áo suông dài tay, chân váy, quần ống đứng... Michael Kors cũng đem đến phiên bản biến tấu của vải gingham khi pha thêm sắc nâu trầm trong từng ô vuông. Oscar de la Renta được đánh giá cao với những mẫu trang phục có tính ứng dụng với loại vải này. Áo khoác kẻ ô vuông hồng phấn... Hay crop-top cùng chân váy bút chì... Và áo dài tay ôm dáng sẽ là những món đồ được dự báo lọt vào mắt xanh của các tín đồ thời trang. Một thiết kế trang trí với mẫu vải kẻ đen trắng mô phỏng mẫu gingham của nhà mốt Bibhu Mohapatra. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều hãng thời trang lớn nhỏ dùng loại vải này để thiết kế, bởi giới chuyên môn cho biết, đây sẽ là một trong những xu hướng quan trọng của năm sau. Sao Mai7 xu hướng túi hot của Xuân Hè 2015 7 xu hướng giày 2015 nổi bật trên sàn diễn New York